Vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho chim trĩ

Vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho chim trĩ

Nếu nuôi trĩ với số lượng không nhiều, chỉ năm bảy con với vài ba cái chuồng nhỏ thì khâu làm vệ sinh chuồng trại không là vấn đề đáng bàn cãi. Chỉ những khu chuồng trại lớn thì đây là những việc không quan tâm không được. Như các bạn cũng đã biết, do trĩ ăn thức ăn là cám viên hỗn hợp, trong đó có nhiều chất đạm, tinh bột, chất béo … nên phân trĩ thải ra ngoài có mùi hôi thối không khác già phân gà. 

Vì vậy, từ đây chúng tôi đã có lời khuyên: lập chuồng trại nuôi chim trĩ nên cách xa khu dân cư sinh sống mới hợp vệ sinh.

Công việc làm vệ sinh chuồng trại tuy tốn nhiều công sức và thì giờ, nhưng đem lại điều lợi lớn là bảo vệ được sức khoẻ cho vật nuôi và cả những người công nhân trong trại.

Tính ra có nhiều việc phải làm: Có việc cần phải thực hiện trong ngày, nhưng cũng có nhiều việc làm theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hay hàng quý.

Việc cần làm trong ngày: Những việc giữ gìn vệ sinh chuồng trại chim trĩ cần làm ngay trong ngày là:

  • Cọ rửa sạch sẽ các máng ăn, máng uống
  • Quét dọn hết thức ăn rơi vãi quanh khu vực đặt máng ăn
  • Quét dọn rác rến trong và ngoài khu vực chuồng trại
  • Đổ phân và cọ rửa máng phân sạch sẽ
  • Đặt khay chứa vôi bột ngay cửa chuồng để ai vào phải giẫm giày dép lên đó tiệt trùng

Việc làm theo định kỳ hằng tháng:

  • Khai thông cống rãnh để khu vực chuồng trại không bị úng ngập gây ô nhiễm
  • Tẩy mùi hơi thối trong khu trại
  • Thay vật liệu lót nền chuồng, vì qua một tháng đã ngập nhiều phân trĩ nên kéo nhiều ruồi nhặng
  • Sát trùng chuồng trại trước khi rải vật liệu mới lót nền chuồng

Việc làm theo định kỳ hàng quý:

  • Phát quang các cây tạp và làm sạch cỏ dại quanh khu vực chuồng trại để ngăn ngừa ruồi muỗi, chuột bọ, rắn rít lui tới khu vực chăn nuôi, là cách tiêu diệt mầm bệnh.
  • Tổng vệ sinh khu vực sân nắng như quét dọn sạch sẽ, trồng thêm rau có và bón phân đầy đủ cho rau cỏ tươi tốt, tạo nguồn thức ăn bổ sung cho trĩ.

Tóm lại, giữ vệ sinh khu chuồng trại nuôi chim trĩ là việc cần làm. Nếu làm tốt công việc này là ta đã góp phần phòng bệnh cho vật nuôi. Vì khi chuồng trại lúc nào cũng sạch sẽ thì các loại vi trùng, vi khuẩn … không có cơ hội để phát triển.

Bệnh của chim trĩ

Chim trĩ cũng bị một số bệnh mà gia cầm thường mắc phải. Các bệnh này do vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Trĩ cũng bị một số bệnh về dinh dưỡng nữa. Xin đơn cử một số bệnh chim trĩ thường mắc phải như sau:

Bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng do ký sinh trùng hình cầu Coccidie gây ra giết hại trĩ con dưới hai tháng tuổi, do ở lứa tuổi này sức đề kháng của chim trĩ chưa cao. Trĩ lớn hơn cũng bị bệnh cầu trùng nhưng chỉ những có nào có sức đề kháng yếu mới chết.

Ký sinh trùng Coccidie và trứng của nó sống ký sinh rất dai ở tế bào niêm mạc ruột non của trĩ, làm ruột bị mỏng dần dẫn đến đứt mạch máu gây xuất huyết khiến trĩ bị chết.

Bệnh này lây lan nhanh từ trĩ bệnh sang các trĩ mạnh sống chung chuồng trại với nhau. Nguyên nhân là ký sinh trùng Coccidie sống và đẻ trứng trong ruột của trĩ bệnh. Các trứng này theo phân ra ngoài. Trĩ mạnh nào có sức đề kháng yếu ăn phải thức ăn, nước uống có trứng ký sinh trùng này dính vào sẽ bị mắc bệnh cầu trùng. Như vậy, bệnh này lây lan qua đường tiêu hoá.

Triệu chứng của trĩ bị bệnh cầu trùng rất dễ biết: Trĩ bệnh yếu sức, dáng ủ rũ, lông xù, bỏ ăn nhưng uống nhiều nước, bị tiêu chảy, trong phân có lẫn máu và chất nhờn. Trĩ bị bệnh này sẽ kiệt sức dần và chết vài ngày sau đó.

Mổ xác trĩ bệnh ra, ta thấy đoạn ruột già gần hậu môn bị bào mòn, ứ máu, có nhiều đốm lấm tấm.

Bệnh cầu trùng chỉ giết hại những trĩ tơ có sức đề kháng yếu. Trĩ tơ nào có sức đề kháng mạnh dù ăn phải trứng ký sinh trùng Cocciedie cũng lướt qua được.

Nếu nuôi trĩ trong chuồng mà mặt đáy đóng bằng lưới kẽm, phân trĩ sẽ lọt hết xuống máng phân bên dưới thì trĩ nuôi trong chuồng sẽ không bị bệnh này vì không ăn phân của nhau.

Bệnh này chưa có thuốc đặc trị. Cách tốt nhất là phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh thức ăn, nước uống, giữ vệ sinh chuồng trại thật tốt.

Bệnh E.Coli

Bệnh E.Coli cũng giống như bệnh cầu trùng ở điểm chỉ giết hại trĩ con và lây lan qua đường tiêu hoá.

Trĩ con bị bệnh là do ăn uống thức ăn dơ bẩn và ăn quá nhiều đạm động vật nên không tiêu hoá hết được, từ đó sinh ra bệnh viêm ruột.

Trĩ con bị bệnh này cơ thể ươn yếu rã rượi, cả ngày chỉ biết ủ rũ thu mình vào một góc chuồng nào đó chứ không tỏ ra năng động như những chim trĩ khác. Trĩ bệnh gần như bỏ ăn, đi phân trắng và lỏng. Sau vài ngày, trĩ bệnh kiệt sức dần mà chết.

Để phòng ngừa trĩ bị bệnh E.Coli thì trong một hai tháng tuổi đầu đời ta nên nuôi trĩ trong chuồng có sàn lưới kẽm và không cho trĩ ăn thức ăn quá nhiều đạm, nhất là đạm động vật khó tiêu.

Ngừa bệnh bằng cách cho trĩ uống thuốc kháng sinh Aureomycine để tăng sức đề kháng.

Trĩ nào bị bệnh nên nuôi cách ly, điều trị bằng thuốc kháng sinh liều mạnh hơn …

Bệnh Sên Lãi

Bệnh sên lãi lây qua đường tiêu hoá, làm chim trĩ mọi lứa tuổi chết dần chết mòn.

Lúc này trĩ bệnh ốm yếu, chậm lớn, lông xù thường đứng lù rù một chỗ chứ không năng động. Bệnh nặng hơn, trĩ sẽ đứng không vững, có khi còn quay mòng mòng vài ba vòng như bị động kinh rồi té lăn quay xuống đất …

Trĩ bị bệnh sên lãi trong phân có nhiều trứng lãi. Trĩ mạnh nào lỡ ăn phải trứng lãi này trứng sẽ xâm nhập vào ruột non rồi nở ra lãi con. Lãi con sẽ chui vào màng ruột theo máu lên đến tận gan, tim, phổi, qua cuống họng rồi lộn qua đường thực quản để trở lại ruột. Tại đây, lại lại để trứng, trứng nó lại theo phân ra ngoài. Trĩ mạnh nào ăn phải trứng đó sẽ bị bệnh sên lãi.

Để phòng ngừa bệnh này, chỉ còn cách nuôi trĩ trong chuồng có mặt sàn căng lưới kẽm để phân trĩ lọt hết xuống máng phân, nên không con nào ăn phải trứng lãi mà sinh bệnh. Khu vực chuồng trại cần được giữ vệ sinh thật tốt bằng cách quét dọn thường xuyên.

Chữa bệnh bằng cách cho chim trĩ đang bệnh uống thuốc trị sên lãi, thứ dùng cho người càng tốt.

Bệnh rận mạt

Trĩ nuôi mà bị bệnh rận mạt là do chuồng trại dơ bẩn không hợp vệ sinh. Chẳng hạn chuồng không quay về hướng Đông hay Đông Nam nên hàng ngày không nhận được ánh nắng hắt vào chuồng hoặc chuồng không thông thoáng mà ẩm thấp … tạo cơ hội tốt cho rận mạt xâm nhập và sinh sôi nảy nở trong bộ lông vũ của chim trĩ để thi nhau hút máu trĩ mà sống.

Trĩ nào bị rận mạt tấn công thì cơ thể ốm yếu do thiếu máu, lông xù, dánh đi ủ rũ. Trĩ bị bệnh rận mạt đứng đâu cũng không ngừng rỉa lông, rỉa cánh, dáng bứt rứt khó chịu do bị rận mạt cắn ngứa ngáy.

Ngừa bệnh rận mạt cho trĩ bằng cách thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo điều kiện cho đàn trĩ nuôi hàng ngày được tiếp xúc với ánh nắng ban mai, và tắm cát để xua đuổi hết rận mạt sống trên thân nó. Xịt thuốc trừ rân mạt khắp bộ lông vũ của chim trĩ, đồng thời có chế độ nuôi dưỡng tốt giúp trĩ bệnh sớm bình phục.


Liên Hệ Mua Giống:

Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà

- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn

Nguồn: gionggaquy.com
Bài viết Vệ sinh chuồng trại và phòng bệnh cho chim trĩ được Bình chọn: 8/ 10
Tư vấn khách hàng
0983.882.813
0941.771.563