Vẹt Hồng Kông - Yến Phụng

Vẹt Hồng Kông - Yến Phụng

Hay còn gọi là Vẹt đuôi dài Úc , Yến phụng - Budgerigar
Tên khoa học là Melopsittacus undulatus

Vẹt đuôi dài Úc lâu nay vẫn quen được gọi là Vẹt Hồng Kông, loài chim nhập khẩu này du được quan tâm trên thế giới suốt những năm 1870.Qua quá trình phát triển, những con vẹt đuôi dài ngày nay lớn hơn những con vùng hoang dã nước Úc.Loài chim này hiện nay đã trở thành 1 trong những loài phổ biến nhất trên thế giới với số lượng lên đến hàng triệu , với hàng ngàn màu sắc khác nhau.

Du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 80 và phát triển trong những năm 90, Vẹt Hồng Kông được miêu tả như sau
- Miêu tả chung:
- Chiều dài : 18 cm (7in)
- Tuổi thọ trung bình : 7 – 8 năm
- Thời gian ấp trứng TB : 18 ngày
- Thời gian nuôi con TB : 35 ngày

Bộ lông thường có 2 màu chính : Xanh lá và các vân đen, chân và mỏ có màu xanh xám.Nền lông chính màu xanh lá, đậm nhất ở vùng ngực.Các vân vằn kéo dài từ gốc mỏ xuống tới lưng và cánh.Mắt có viền trắng, chim trưởng thành có trán vàng, cổ có 2 hàng đốm đen.
Chim non mắt đen ko có viền trắng, trán trần ( ko có màu vàng) có các đốm nhạt, mỏ có đốm.
Chim mái có màu nâu nhạt bên trên mỏ trong khi mũi chim trống màu hồng nhạt khi còn non và chuyển xanh dương khi trưởng thành.Những chim trống thuần chủng của loài này chăm sóc chim non của chúng rất cẩn thận.



2,Vẹt đuôi dài Lutino:



Đây là loài vẹt đột biến,chúng biến đổi thàng màu vàng tuyền, từ Lutino là chỉ sự đột biến này.Xuất hiện từ những năm 1870, chúng có xu hướng phát triển thàng con mái nhiều hơn.Các con mái vàng tuyền khi kết hợp với con trống màu xanh nhạt sẽ không có màu vàng.
Đặc điểm nổi bật của vẹt đuôi dài Lutino là bộ lông màu vàng tuyền, mắt đỏ, cổ không có đốm vì thiếu Melanin.
Ở loài này chim trống thay vì có da gốc mỏ (mũi) màu xanh lại có màu đỏ tía ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, còn mũi chim mái thì có màu trắng hoặc hơi ngà nâu.
Một chủng loại khác hiếm hơn là những con Ltutino lông vàng mắt đen.Loài này bắt nguồn từ Đan Mạch vào những năm 1940.



3, Vẹt đuôi dài xanh da trời cánh xám :
Đây là sự thay đổi cơ bản về màu sắc, đặc biệt là ở cánh. Loài chim này xuất hiện vào khoảng năm 1918, các điểm sẫm nhạt hơn bình thường.Do đó cánh của chúng có các vấnọc màu xám chứ không phải màu đen.Nhìn chúng gần như những con màu lam bị mất màu. Có một loài khác tương tự là loài vẹt đuôi dài Cinamon và vẹt đuôi dài cánh vàng.
Những con non được phân biệt với chim trưởng thànhh bởi mắt đen không co viền trắng, trán có vân xám mờ, không có màu trắng trên trán.Ngực của những con chim này óc màu xanh da trời, là phần có màu đậm nhất. Đuôi cũng có màu xám.



4, Vẹt đuôi dài xanh lam (Xám)
Có người gọi chúng là những con vẹt Xám, nhưng chúng ta có thể thấy màu chủ đạo trên lông chúng là màu xanh lam.Đây là một trong 2 dạng đối lập phân biệt với nhóm màu xanh lá nhạt. Bởi thay vì bộ lông có màu xanh lá, chúng có bộ lông màu xanh da trời với các vân sọc đen kéo dài từ đầu mỏ xuống lưng và cánh. Đây dường như làdạng trội , được phát hiện tại quê hương châu Úc vào khoảng năm 1930 và hiện nay chúng vẫn tồn tại.
Mỏ và chân đều màu xám,chim non có mắt đen và trán trần. Chim trưởng thành mắt có viền trắng, trán trắng, các vân đậm. Chim trống khi còn non có mũi màu đỏ, khi trưởng thành chuyển thành màu xanh dương, mũi chim mái có màu trắng hoặc ngà nâu.



5, Vẹt đuôi dài có mào :
Sự thay đổi về màu sắc của loài này xuất hiện trong quá trình thuần hoá vẹt đuôi dài. Loài này được một nhà nuôi chim người Úc phát hiện năm 1920, nhưng chúng vẫn chưa phổ biến bởi đặc điểm khó giao phối.
Loài này lôi cuốn người nuôi bởi trên đầu có mào tròn, dẹt hình đĩa che kín mỏ. Bộ lông xanh thẫm da trời, có các đốm lớn, ít màu đen.
Một chủng loại khác là một nhóm có 1 nhúm lông xù cuốn thẳng trên lưng rất duyên dáng.
Điều cần chú ý là chúng có nhan tố làm chết con, nên chúng không bao giờ giao phối cùng loài với nhau. Tốt nhất là cho giao phối một con có mào và một con không có mào (Xanh lá nhạt hoặc xanh lam)



6, Vẹt xanh mặt vàng :
Đây là một biến thể của loài xanh lá nhạt, bởi vẫn bộ lông chủ đạo xanh lá, những con chim này có biến đổi ở những vân trên cơ thể. Các vân sọc trở thành các đốm to và đậm hơn, chủ yếu tập trung ở lưng và cánh. Các vân sọc ở trên đầu và cổ trở nên mờ đi làm đầu chúng gần như chỉ còn màu vàng.
Nhìn bề ngoài chúng dễ bị nhầm lẫn với những con màu xanh lá nhạt. Loài mặt vàng này được miêu tả như những con sinh sản bởi sự kết hợp giữa chúng với những loài khác dễ sinh ra các đột biến, tạo nên nhiều màu sắc hấp dẫn. Nếu cần 1 con mái sinh sản thì đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời.



7, Vẹt đuôi dài đốm tím :
Loài vẹt đuôi dài nhiều màu lặn này là một giống thu hút bỏi bộlông của chúng là sự kết hợp ấn tượng. Loài chim này có nguồn gốc từ Scandinavia và được triễn lãm tại Đan Mạch ( Triễn làm chim lớn nhất thế giới ) vào năm 1932.
Bộ lông của chúng với nền màu trắng chủ đạo với các đốm đen lớn nhạt màu trên cánh và má.Tuy nhiên lông bụng và phao câu lại có màu xanh lam hoặc xanh lá thu hút.
Đôi khi có những con có vành mắt, nhưng chủ yếu mắt đen (có khi mắt màu tía đỏ nếu soi dưới ánh sáng ) và đôi chân màu hồng.
Một số con đột biến bị mất đốm và trở nên trắng tuyền , có đôi mắt màu đỏ và chân hồng. Đây là 1 dạng đột biến rất hiếm.


8, Một số chủng loại khác :
* Vẹt đuôi dài vàng cốm : Với bộ lông vàng và các vân sọc màu xanh lá rất nhạt, chúng tạo nên màu vàng cốm được nhiều người chú ý.
*Vẹt đuôi dài trắng có nhiều màu : Phát hiện lần đầu năm 1935, phát triển mạnh ở Châu Âu và Nam Mỹ năm 1956. Loài đột biến có tính trạng trội này là sự pha trộn màu ngẫu nhiên giữa màu xanh lá + đen + vàng hoặc trắng + vàng + xanh. Chúng mang đặc điểm nổi bật là bộ lông với từng mảng màu lớn tạo sự chú ý.
Chúng là loài dễ sinh sản.

Chăm sóc và nuôi sinh sản Vẹt Hồng Kông


A – Chăm sóc:

1, Thức ăn và chuồng nuôi :
1.1. Thức ăn:
Thức ăn chủ yếu cho Vẹt Hồng Kông chia làm 3 nhóm :
- Hạt khô : Bao gồm các loại hạt , chủ yếu là Kê vàng, kê trắng, lúa, hạt Canary, ngô … Ở nước ta hạt kê vàng rất phổ biến, và khuyên dùng nên để nguyên vỏ loại hạt này khi cho chim ăn.Chúng ta cũng biết hạt kê khi đã bóc vỏ dùng để cho chim ăn sẽ sạch sẽ hơn và tránh được vương vãi cũng như vỏ hạt làm đầy máng ăn. Tuy nhiên loại hạt khi đã bóc vỏ sẽ trở nên khô cứng và mất đi phần lớn hàm lượng dinh dưỡng, hơn nữa Vẹt vẫn có thói qen “ăn chắt” – dùng mỏ bóc hạt.Vì thế hãy cho chim ăn loại hạt còn để nguyên vỏ.
+ Hạt lúa gạo : Đây cũng là loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho Vẹt HK, có thể có những con chim do đã quen ăn kê và ko thích loại hạt này. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, bạn có thể ngâm hạt này trong nước cho đến hạt bắt đầu nảy mầm, lúc đó hàm lượng dinh dưỡng trong hạt tăng lên đáng kể, lại rất dễ tiêu hoá, tốt cho chim non cũng như chim mái ấp. Hãy tập dần cho chim quen với loại thức ăn này.
+ Hạt ngô tươi : Khuyên dùng nên để nguyên cả bắp, Tuy không được vệ sinh vì vẹt có thói quen nhằn lấy nước và nhả bã, nhưng hạt ngô tươi cũng rất tốt cho chim. Và Vẹt cũng rất thích loại thức ăn này. Ban có thể thấy sau khi ăn hết hạt, lõi ngô cũng sẽ trở thành thứ đồ chơi thú vị với những chú vẹt.

- Rau và cỏ tươi : Vẹt là loài không kén rau tươi, chỉ cần những loại rau ít vị chat thì hầu hết Vẹt đều dùng được. Phổ biến ở đây chúng ta thường cho Vẹt ăn rau Xà lách, Cải thìa, Cải bắp, một số loại cỏ như Bồ công anh, chân ngỗng, các loại cỏ có hoa trắng…. Và đặc biệt 1 loại rau phổ biến ở nước ta mà vẹt rất thích ăn, đó là rau muống nước. Loại rau này có sẵn quanh năm và là nguồn rau xanh chính được nhiều người nuôi sử dụng. Hãy bổ sung loại thức ăn này quanh năm cho Vẹt.
+ Hoa Quả : Có một số con Vẹt đặc biệt thích ăn các loại quả, điều này cũng rất tốt và bạn nên đáp ứng nhu cầu chính đáng này của chú chim nhỏ. Táo xanh là thứ quả vẹt rất thích, hãy thái nhỏ và cho vào máng đựng.Tuy nhiên lưu ý hãy thay đi vào cuối ngày tránh để quả bị thối, mốc.

- Các loại thức ăn bổ sung :
+ Hạt khoáng chất : Đây là nguồn thức ăn không thể thiếu, và đặc biệt cần thiết cho vẹt vào mùa sinh sản. Có thể chúng sẽ không đụng đến trong thời gian dài, nhưng sẽ ăn liên tục nếu vào mùa sinh sản. Bạn có thể đến hỏi mua ở bất kì hàng bán chim cảnh nào.Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn của chim bột mai mực hoặc bột vỏ sò.Loại bột này bạn có thể tự làm bằng cách nghiền nang con mực đã sấy khô hoặc vỏ trứng, vỏ sò… Loại bột này cung cấp một lượng lớn canxium cần thiết cho sự tạo thành vỏ trứng và phát triển của chim non.
+ Hạt sạn : Cũng là thứ nên có trong mỗi lồng chim .Hạt sạn giúp cho chim tiêu hoá được tốt hơn, giúp thức ăn không bị kết vón trong dạ dày và quá trình nghiền thức ăn diễn ra tốt hơn. Nếu ko có thời gian lọc các hạt sạn này, bạn có thể tận dụng những miếng vữa từ các bức tường cũ và treo nó trong lồng chim.Đó sẽ vừa là nguồn cung cấp hạt sạn và cũng là dụng cụ để chim mài mỏ.
+ Viên Iốt : Không phổ biến những rất cần cho chim sinh sản bởi iốt giúp tuyến giáp hoạt động đúng chức năng, sẽ giúp chim trống có bộ lông đẹp hơn và những con non sẽ phát triển tốt để đạt được tối đa kích thước như bố mẹ.
+ Muối : Một cách phổ biến là sử dụng loại đất mặn, người ta có thể tự làm bằng cách nghiền đất sét, trộn với dung dịch nước muối nhạt có pha iốt và ép chặt, để khô trong mát.Sau đó đặt vào lồng chim để bổ sung lượng muối cho chim khi cần.


1.2. chuồng nuôi :
chuồng nuôi cho vẹt HK không cầu kì lắm. Vẹt HK là giống chim quen sống theo bầy nên điều kiện tốt nhất vẫn là gần với tự nhiên nhất, đó là nuôi trong chuồng có trồng cây xanh với một bầy gồm nhiều cá thể.
Nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cũng như không gian để xây dựng chuồng nuôi nên cách nuôi đơn lẻ hay theo cặp trong lồng cá nhân vẫn phổ biến hơn.
Loại lồng được sử dụng cho Vẹt HK là các lồng làm bằng kim loại. Loại này vừa bền,sạch,tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim, và đặc biệt là để chịu được cái mỏ khoẻ của họ nhà Vẹt.

- Nếu bạn chỉ nuôi đơn lẻ 1 con chim thì lồng kích cỡ 30 cm * 30 cm là phù hợp , hoặc một chiếc lồng tròn đường kính 30 cm cũng rất thoải mái cho 1 con chim.
- Nếu bạn nuôi một đôi chim thì sẽ cần có 1 chiếc lồng rộng hơn vì còn để cho chim sinh sản nvà nuôi con trong đó, loại lồng vông 40 cm * 40 cm hoặc lồng chữ nhật 35 cm * 50 cm cũng rất tốt.
Trong lồng chim , ngoài hai thứ bắt buộc phải có gồm cóng nước và cóng thức ăn, bạn cần có cầu đậu cho chim. Nên đặt 2 cầu so le để chim có thể thoải mái loe trèo. Kèm theo đó 1 đến 2 cóng nhỏ đựng các thức ăn phụ trợ. Bạn treo thêm vào lồng chim 1 miếng mai mực. Và đặc biệt với chim sinh sản là chiếc tổ sinh sản của chim.

Tổ sinh sản của chim không quá cầu kì, thường được đóng bằng gỗ mỏng nhưng phải đủ khả năng chịu được cái mỏ khỏe của chúng.Kích thức khoảng 15 cm* 20cm, có khoét một lỗ tròn làm cửa ra vào cho chim.Ở các tiệm bán thú cảnh có bán những chiếc tổ bằng nhựa, hay kim loại đẹp mắt và tiện dụng, tuy nhiên chim thực sự không thích loai vật liệu này như tổ gỗ,nên Tổ làm bằng gỗvẫn là lựa chọn tối ưu.
Vẹt thường không có thói quen tắm đẫm nước, nhưng cũng rất sạch sẽ. Bạn sẽ thấy chúng thích tắm thế nào khi chúng lăn người vào đám rau ướt khi bạn cho chúng ăn. Vì thế hãy chuẩn bị 1 bình sịt nước dạng phun sương. Hãy cho chúng tắm bằng cách xịt nước 2 ngày một lần vào mùa hè và mỗi khi nắng vào mùa đông.

B-Nuôi Vẹt sinh sản:

2.1. Các vấn đề về chọn giống :
Hãy xác định rõ mục đích nuôi của bạn là gì, nếu là nuôi chơi thì chỉ cần chọn những con chim khoẻ mạnh, đẹp mã và thân thiện với người. Còn nếu nuôi sinh sản thì bạn cần xem xét một số vấn đề.
Vấn đề đầu tiên là chọn con nuôi với màu sắc mong muốn. Hãy lưu ý những màu sắc nào là trội và những con nuôi nào là thuần chủng.Có 4 lựa chọn cho con nuôi thuần chủng và trội, đó là các màu Xanh lá nhạt (Xanh lá chủ đạo và các vân sọc đen )Xanh xám (Xanh da trời chủ đạo và vân sọc đen) Vàng tuyền Lutino (Mắt đen hoặc đỏ) Và Trắng tuyền (Mắt đỏ)… Với các dạng con nuôi này, nếu bạn cho phối giống hai con cùng màu giống hệt nhau chắc chắn sẽ tạo ra các con chim non giống như bố mẹ mà ko có sự đột biến về màu sắc.
Tuy nhiên việc chọn giống các cặp giống nhau đôi khi không dễ và không phải người nuôi nào cũng thích các cặp màu giống nhau. Vì thế nếu có thể bạn hãy cố gắng tìm những cặp đôi càng giống nhau càng tốt sẽ cho ra thế hệ sau có màu đẹp.

Việc phối giống ngẫu nhiên cũng mang lại nhiều lựa chọn màu thú vị. Người nuôi bây giờ thích sự lựa chọn ngẫu nhiên này hơn. Chỉ cần chú ý quan sát các cặp đôi nào đặc biệt gần gũi nhau ở các cửa hàng chim cảnh, không quá chú trọng đến màu sắc thì đây cũng là một lựa chọn thích hợp.

Có một lời khuyên cho các bạn chọn cặp sinh sản.Bạn nên chọn những con trống thuần chủng có màu sắc trội như 4 nhóm đã nói ở trên, vì những chim trống này đặc biệt thu hút chim mái. Và bạn nên cho chúng giao phối với con Mái ở 2 dạng màu : Xanh lá mặt vàng và Trắng có đốm. Với sự kết hợp này bạn có thể có được những con chim non giống như bố mẹ lại vừa có khả năng đột biến về màu sắc ở tất cả mỗi lứa chim. Hơn nữa những chim mái ở 2 dạng màu này phần lớn chăm sóc chim non rất tốt.

( VD : Bạn hãy cho giao phối con Trống Xanh lá nhạt với con Mái Xanh lá mặt vàng.Hai con giao phối này có màu gần giống nhau, chim non sinh ra có thể giống bố hoặc giống mẹ, nhưng vẫn sẽ có sự xuất hiện của những chim non có màu lông vàng đốm, vàng tuyền, thậm chí là màu trắng hay xanh lam..)

2.2. Phân biệt chim trống mái :
Đây dường như là vấn đề lớn đối với nhiều người, nhưng với Vẹt HK nếu bạn chịu khó chú ý một chút sẽ thấy đây ko là vấn đề lớn.
Hãy chú ý đến lớp màng cứng trên mỏ của chim , hay cũng có thể nói là mũi chim. Với những chú chim non dưới 3 tháng tuổi, có thể khẳng định tất cả những con có mũi màu đỏ đều là chim trống, những chim có mũi màu trắng ngà đều là chim mái.
Nhưng với chim trưởng thành trên 3 tháng tuổi thì cần chú ý.
- Chim có màu lông chủ đạo là xanh lá, xanh lục, xám , chim trống có mũi màu xanh dương.
- Chim có màu lông chủ đạo là vàng hoặc trắng thì có mũi màu đỏ tía.
- Chim mái hầu như vẫn giữ màu trắng trên mũi, tuy nhiên vào mùa sinh sản, mũi chúng có thể chuyển màu trà hoặc ngả nâu. Nên bạn càng dễ nhận thấy chim mái với những đặc điểm này.

Thậm chí bằng quan sát bạn cũng thấy được vóc người chim mái sẽ nhỏ hơn chim trống cùng loại, đầu cũng nhỏ hơn và có phần thụ động hơn chim trống. Chim trống sẽ siêng hót hơn và có những biểu hiện hoạt bát hơn chim mái rất nhiều. Với 1 con chim có biểu hiện thụ động ,ít bay,mũi sậm màu trà và phần lông gần hậu môn bị rụng, để lộ hậu môn nở rộng , thì bạn hãy chắc chắn mình có 1 chiếc tổ, bởi đây là chim mái đã đến ngày sinh nở. ^ ^

2.3.Sinh sản :
Vẹt HK sinh ra tới ngày thứ 35 thì đã có được bộ lông như chim trưởng thành và cũng đạt được kích thước như bố mẹ. Tuy nhiên màu lông chỉ thực sự định hình ở mùa thay lông đầu tiên vào lúc chim được 3-5 tháng tuổi.
Về cơ bản sẽ không có sự thay đổi lớn ở bộ lông , ngoài việc màu sắc sẽ đậm hơn, các vân đen rõ ràng hơn, các đốm cổ nhiều hơn và sẫm màu.

Cũng từ thời gian này trở đi, là lúc chúng ta có thể tiến hành ghép đôi và cho sinh sản.Hãy chọn ra những con trống khoẻ mạnh và đẹp mã, nếu là con Trống có màu chủ đạo là màu xanh thì hãy chọn con đã xuất hiện mũ trán (màu trắng hoặc vàng trên trán) và có mũi đã chuyển xanh dương.
Chim mái hãy là những chim khỏe mạnh và thân thiện với người. Chúng ta nên cho ghép các cặp chim có con trống hơn con mái khoảng 2 tháng tuổi, nếu là cho đẻ lứa đầu. Hoặc chim trống đã từng nuôi con với 1 con mái đẻ lứa đầu. Điều này sẽ tránh trường hợp chim mái lấn át chim trống.
Hãy đặc biệt quan tâm đến chim mái nằm ổ lần đầu để cung cấp đủ lượng canxium, tránh tình trạng kẹt trứng, dễ gây nguy hiểm cho chim.

Tổ chim như đã miêu tả, sẽ là các tổ gỗ có khoét lỗ, đủ chỗ cho chim nằm ấp và cho đàn chim non sau này.Vẹt HK không cần vật liệu lót tổ nhưng tập tính “gại ổ” thì vẫn còn.Nếu thấy chim dùng mỏ mổ về 1 góc tổ, thậm chí là cắn phá tổ (đây là lí do cần tổ có đủ độ cứng) thì chúng ta có thể biết chim sắp đẻ trứng. Hãy cho thêm vào một ít mạt bào hoặc mạt cưa, sẽ giúp chim có cảm giác thoải mái và ít phá tổ hơn.

Hãy quan sát mỗi ngày và nếu thấy có 1 thành viên của cặp chim vắng mặt ngày càng nhiều hơn, thậm chí cả ngày không ra khỏi tổ. Quan sát mỗi buổi sáng bạn sẽ thấy phân chim nhiều hơn ,đặc và nặng mùi, thì có thể kết luận rằng chim đã bắt đầu nằm ấp.

Vẹt HK thường đẻ liên tục hoặc có khi cách nhật, từ 4- 8 trứng, thời gian ấp trứng kéo dài từ 18-22 ngày. Tuy nhiên quả trứng đầu tiên trong tổ sẽ không nở khi chưa tới 20 ngày.Bạn có thể dễ dàng biết được chim con đã nở với tiếng kêu “chip chip” vào một buổi sáng, bởi vẹt con có thể kêu ngay từ khi mới nở.
Trong suốt quá trình ấp trứng chim mái sẽ không rời khỏi tổ. Đưa “cơm nước” là việc của chim trống.Thậm chí nếu đôi chim khăng khít, đôi khi chim trống cũng sẽ vào ấp “thay ca” cho chim mái.
Chim mái sẽ tiếp tục nằm ủ con cho đến khi chim non nở hết và thậm chí là đến khi nào chim non ăn với lượng lớn thức ăn mà chim trống không thể cung cấp đủ.Lúc ấy chim mái mới ra ngoài để cung cấp thêm thức ăn nuôi con.
Loại thức ăn nảy mầm và thức ăn xanh đặc biệt cần thiết trong giai đoạn này.

Những chim non sẽ được nuôi dưỡng trong khoảng 1,5 tháng cho tới khi mẹ chúng ko còn cho chúng vào tổ nữa.Lúc ấy hãy sẵn sàng để tách những chú vẹt non và dọn sạch tổ chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo của chim bố mẹ.

Vẹt HK là giống chim sinh sản quanh năm nên bạn hãy luôn sẵn sàng tổ khi cần đến. Cũng vì thế nếu thấy biểu hiện của những ổ trứng nào đã đến ngày và vẫn chưa nở thì hãy nhanh chóng loại bỏ để chim đẻ lứa mới.
Mùa hè vẫn là thời gian tốt nhất cho ra đời những chú chim non khoẻ mạnh.Để tránh chim mái kiệt sức, có thể tách các đôi vào 2 tháng lạnh nhất của mùa đông để chim nghỉ ngơi sẵn sàng cho mùa sinh tiếp theo.

Một chú ý khi bạn nuôi chim mái nằm ổ lần đầu. Tuyệt đối không lấy trứng khỏi tổ hay xau đuổi chim mái khỏi tổ của nó, điều đó có thể làm chim hoảng sợ và việc ấp trứng trong tổ sẽ không còn diễn ra.
Nếu bạn thấy một chim mái nào có biểu hiện chậm chạp, ko bay mà thường leo trèo, dáng vẻ nặng nề. Khi ăn có biểu hiện như muốn đẻ trứng.Quan sát vùng hậu môn thấy có chỗ phồng, có thể sờ thấy trứng. Thì có thể khẳng định chim đã bị kẹt trứng.
Hãy ngay lập tức bổ sung canxi vào khẩu phần ăn của chim, mũi tiêm canxi cũng là lựa chọn cấp thiết nếu cần. Kèm theo đó bạn có thể xoa bóp hậu môn với một chút dầu bôi trơn cũng có thể hỗ trợ quá trình cơ hậu môn đẩy trứng ra ngoài.


Liên Hệ Mua Giống:

Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà

- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn

Nguồn: gionggaquy.com
Bài viết Vẹt Hồng Kông - Yến Phụng được Bình chọn: 8/ 10
Tư vấn khách hàng
0983.882.813
0941.771.563