Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp

Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp

Nguồn gốc giống bồ câu Pháp:
- Bồ câu là giống chim đặc biệt nhất rất “chung thủy” , chỉ có 1 mái và 1 trống trong suốt quá trình giao phối và nuôi con , cho đến khi 1 trong 2 con chết.
- Giống bồ câu Pháp có nguồn gốc từ Pháp được nhập vào nước ta từ năm 1998.

Giống bồ câu Pháp được nuôi chủ yếu để lấy thịt , nên xu hướng được nhân rộng và nuôi với quy mô đàn lớn.
- Dòng chim bồ câu Pháp này có màu lông đa dạng , ngoại hình thấp , béo , ức nở vai rộng.
    + Chân bóng màu đỏ và không có lông chân.
    + Lông vũ rất dày cho thấy đây là loài bồ câu hướng thịt. 
- Chim mới nở nặng 15g/con.
- Chim mái và chim trống nặng: 0.611kg/con và 0.682kg/con.
Giống chim bồ câu Pháp bán theo cặp (1 trống và 1 mái): độ tuổi từ 1 - 1.5 tháng tuổi.

Hướng dẫn nuôi chim bồ câu Pháp:

Chọn giống:

- Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh , lông mượt , không có bệnh tật , dị tật , lanh lợi.
- Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái.
- Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều , nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt , khoẻ mạnh , mỏ xẻ , không có dị tật , lanh lợi , đuôi nhọn... Nên mua chim đã được ghép đôi.
- Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm , lứa nọ tiếp lứa kia , khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy , trong những điều kiện nuôi thả hợp lý , một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 10-11 lứa chim bồ câu con trong một năm.
- Phân biệt trống mái: Con trống to hơn , đầu thô , có phản xạ gù mái ( lúc thành thục ) , khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn , đầu nhỏ và thanh , khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên , lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi.

* Chuồng trại:

- chuồng nuôi chim bồ câu yêu cầu phải thoáng mát thì chim mới nhanh lớn.
- Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu không được quá trống trải , có mái che nắng , mưa , có ổ cho chim mái đẻ trứng.
- Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt thì cần có chuồng nuôi khác nhau.
- Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan , sau đó làm thành phên ghép lại.
- chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời , khô ráo , thoáng mát , sạch sẽ , tránh gió lùa , tránh ồn ào.
- Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: Chiều cao 40cm , chiều sâu 40cm , chiều rộng 50cm.
      + Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên , 1 ổ nuôi con đặt ở dưới.
      + Phía trước ô khoét lỗ to  bằng miệng bát ăn cơm để chim có thể ra vào.
      + Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo , không nên làm bằng kim loại để đảm bảo vệ sinh.
-   Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng , sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng , cạo sạch phân , thay ổ đẻ , phun thuốc sát trùng chuồng.
-   Vệ sinh máng ăn , máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn , đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
- Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim , vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.
-   Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột , mèo , chó... tấn công chim.
* Chăm sóc nuôi dưỡng:
- Chim non ( 0-28 ngày tuổi ) chim mới nở rất yếu , ít lông , chưa mở mắt và tự ăn được , việc nuôi dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ , nên chăm sóc nuôi dưỡng có tính chất quyết định ,
- Chim dò ( 2-6 tháng tuổi ) sau 28 ngày chim con tách mẹ gọi là chim dò , sau khi rời tổ chim còn yếu khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ bị bệnh nên phải nuôi riêng.
- Chim sinh sản: giai đoạn này phải theo dõi kịp thời khi chim đẻ , bổ sung lót ổ bằng rơm sạch sẽ và dài để chim ấp trứng đảm bảo , khi nuôi con cần thay ổ thường xuyên 2lần/tuần và tránh tích tụ phân tại ổ đẻ.
-   Một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh   3 lần   cho chim.
* Thức ăn cho chim bồ câu:
- Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô , đậu xanh , thóc... Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.
- Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen , thông thường 1 ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều.
- Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn , còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô ( hay các hạt khác ) xay vỡ.
- Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng , đặc biệt là muối ăn , do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: Khoáng Premix 85% , muối ăn 5% , sỏi nhỏ 5%.
- Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim , chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày , có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước.
- Đặc biệt , chim bồ câu rất thích tắm , nhất là trong thời gian thay lông , chim non thích tắm quanh năm. 

Các bệnh thường gặp ở chim bồ câu Pháp:

1.  Bệnh Newcastle:

* Triệu chứng :
Bệnh diễn biến theo 3 thể:
- Thể quá cấp tính:
  + Bệnh tiến triển nhanh , chết trong 25-48 giờ.
  + Biểu hiện chung ( không rõ rệt ) như: bỏ ăn , suy sụp , xù lông , gục đầu , sốt , khó thở…
- Thể cấp tính:
  +Chim ủ rũ , ăn ít sau bỏ ăn , thích uống nước , lông xù , xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ.
  + Da tím tái , xuất huyết hay thủy thũng mồng và yếm chim , có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ ,
  + Thở  khó , thở khò khè;
  + Diều sưng , tiêu chảy phân lẫn máu màu phân trắng xám mùi tanh.
- Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch. 
  +Chim ngoẻo đầu , liệt chân , đầu mỏ gục xuống , mất thăng bằng , có khi quay vòng tròn.
  +CHim chết do rối loạn hô hấp , thần kinh , kiệt sức rồi chết.
*   Điều trị :   
- KHÔNG  có thuốc điều trị bệnh này , khuyến cáo người nuôi nên tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vacxin của cán bộ thú y.
- Khi phát hiện chim bị bệnh cần cách ly ngay những con bị bệnh.
- Bố sung điện giải , VTM C cho chim.
- Khử trùng chuồng trại.

2. Bệnh đậu: đây là bệnh truyền nhiễm do vius gây nên.

* Triệu chứng:
- Thể quá cấp:
  + Xảy ra ở những vùng chưa có dịch "đậu" bao giờ.
  + Gà tự nhiên thở khó, mỏ há , thở khò khè từng cơn , mào tím ngắt , vài giờ thì chết.
  + Niêm mạc miệng có nhiều chấm đỏ.
- Thể cấp tính:
  + Mụn đậu, màng giả yết hầu, viêm màng mũi có thể xuất hiện từng triệu chứng một hoặc cả 3. 
- Thể mạn tính:
  + Chim sổ mũi dai dẳng hoặc có ít màng giả.
  + Cơ thể gầy suy yếu dần rồi chết.
* Điều trị
  + Cậy vẩy mụn đậu , rửa sạch bằng nước muối loãng.
  + Hàng ngày bôi dung dịch 1%Xanhmetylen hoặc Lugol 1% lên mụn đậu , sau ít ngày mụn đậu sẽ khô dần và tự bong.
  + Làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như Glycerin10% , CuSO4 5%.
  + Bổ xung thêm Vitamin đặc biệt Vitamin-A.
  + Nếu bệnh nặng cần dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
  + Đốt chất thải của chim , độn chuồng , độn ổ đẻ.
  + Phun sát trùng thường xuyên trong thơi gian chimbị bệnh.
  + Chủng đậu cho các đàn chưa mắc bệnh ở khu vực xung quanh đàn chim bị bệnh.

Liên Hệ Mua Giống:

Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà

- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn

Nguồn: gionggaquy.com
Bài viết Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp được Bình chọn: 8/ 10
Tư vấn khách hàng
0983.882.813
0941.771.563