Kỹ thuật nuôi cá koi

Kỹ thuật nuôi cá koi
I. KỸ THUẬT NUÔI CÁ KOI
1.      Thiết kế hồ nuôi
-   Hình dạng hồ: Tùy ý muốn (hình tròn, hình vuông, hình bán nguyệt, hình bầu dục …)
-   Độ sâu: không quá 1.5 m. Hồ nuôi nên được thiết kế hình bậc thang, tạo những khoảng sâu khác nhau. Chổ sâu không quá 1.5 m, chổ cạn không quá 0.4 m.
-   Thành hồ nên có màu tối hoặc sẫm.
-   Hồ nuôi cá Koi nên được thiết kế âm xuống đất hoặc lững, có mức nước ngang bằng mặt đất, để dễ dàng cho việc thưởng thức, đùa giỡn với cá.
-   Hồ xây xong nên cho nước vào ngâm xã 2-3 lần trước khi thả cá.
-   Khi cho nước vào chuẩn bị thả cá nên dùng WUNMID liều 100 g/ 200m3 nước sát trùng nước. Sau 24 giờ (có sục khí) tiến hành cấy vi sinh vật có lợi dùng DeOdorants liều 100 g/ 500 m3nước. Một ngày sau có thể bắt đầu thả cá.
2.      Môi Trường nước
         Môi trường nước phải đảm bảo các điều kiện sau:
-   pH: 7-7.5. Ngưỡng pH: 4-9
-   Hàm lượng oxy tối thiểu: 2.5 mg/l
-   Nhiệt độ: 20-27 oC
-   Cá sống ở vùng nước ngọt, có thể sống ở độ mặn đến 6%o
3.      Chọn giống và thả giống
-   Con giống đạt chất lượng tốt sạch bệnh có vai trò quan trọng quyết định sự thành công trong nuôi cá.
-   Chọn con giống hình dáng cân đôi, không dị hình, không xây xát, màu sắc tươi sáng, khỏe mạnh, bơi lội, phản ứng nhanh nhẹn.
-   Quá trình vận chuyển cá giống về thả: phải nhẹ nhàng không làm cá bị xây xát, bị stress, không nên vận chuyển với mật độ dày để đảm bảo cá được khỏe mạnh và hạn chế nhiễm bệnh sau khi thả.
-   Khi thả cá ta cần để bao chứa cá xuống hồ 15-20 phút cho thuần nhiệt độ, sau đó từ từ mở miệng bao thả cá.
-   Nên thả cá vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả cá lúc trưa nắng gắt. Nên sử dụng SAN ANTISHOCK liều 5g/100 lít nước dùng để vận chuyển cá, nhầm hạn chế gây sốc, chống xây xát giúp tăng tỷ lệ sống.
4.      Chế độ chăm sóc và quản lý
-   Cá mới thả những ngày đầu cho ăn ít sau đó tăng dần (cá mới thả bị sốc, nếu cho ăn nhiều cá dễ bệnh), có thể trộn PROCOM (liều lượng 5-10g/kg thức ăn) để giúp cá ăn mạnh, mau lớn và tăng cường độ đạm cho thức ăn. Cá nhỏ cho ăn 3-4 lần trong ngày và giảm dần còn 2 lần trong ngày khi cá lớn.
-   Tùy thuộc vào cỡ cá mà ta chọn kích cỡ viên thức ăn và độ đạm thích hợp.
-   Mỗi cử cho ăn nên trộn men BIOTICBEST For Export Fish (5g/kg thức ăn) để cá hấp thu tối đa các dinh dưỡng có trong thức ăn và phòng bệnh đường ruột cho cá. Khi cho ăn nên rãi thức ăn từ từ tránh thức ăn dư thừa. Theo dỏi quá trình ăn của cá để biết cá ăn mạnh hay yếu mà điều chỉnh lượng thức ăn cho cân đối phù hợp, tránh trường hợp thức ăn dư thừa,  dẫn đến hồ bị ô nhiễm.
-   Trong quá trình nuôi cần phải bổ sung 1 tuần 2 lần C MIX 25% (2-3g/kg thức ăn), Calcium D3 PREMIX 100 (5 g/kg thức ăn) và HEPAVIROL Plus  (5 ml/kg thức ăn)  chứa đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết để cá phát triển, có màu sắc tươi sáng và hạn chế tình trang cá bị bệnh, di tật.
-   Thường xuyên theo dỏi hoạt động của cá trong hồ để phát hiện sớm nhất các trường hợp: cá kém ăn, nước hồ bị dơ, có dấu hiệu bệnh xảy ra, để có biện pháp xử lý kịp thời.
-   Khi nước hồ dơ quá nặng hay cá nổi đầu có thể sử dụng YUCADO Natural 100% (500ml/ 3000 – 4000 m3 nước) hoặc DeOdorants (100g/ 300m3)cấp cứu cho cá và thay nước 40% nước trong hồ/ngày, thay nước liên tục 3-4 ngày đến khi màu nước có tiến triển tốt.
-   Ngoài ra trong quá trình nuôi cá thường xảy ra các bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng, để phòng bệnh chúng ta nên định kỳ 7 – 10 ngày sát trùng bằng MUNMID FISH (100g/ 600m3) hayDOHA 6000 (100 ml/ 400 – 600m3) hay OSCILL ALGA STRONG (100 ml/ 300 m3 nước). Sau khi xử lý 24 giờ có thể dùng DeOdorants (100g/ 300m3) cấy lại hệ vi sinh vật có lợi để làm sạch đáy hồ, phân hủy các chất hữu cơ, hấp thu các khí độc NH3, H2S, CH4.
II. CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ KOI
Để góp phần hạn chế rủi ro dịch bệnh chúng tôi xin giới thiệu đến người nuôi cách phòng và trị bệnh một số bệnh thường gặp ở cá Koi.
1.      Bệnh do ngoại ký sinh trùng
-          Nguyên nhân:
+ Do trùng bánh xe Trichodina, trùng quả dưa Ichthyophthirius, sán lá đơn chủ Dactylogyrus Gyrodactylus, rận cá Argulus … ký sinh trên mang hoặc da cá.
-   Dấu hiệu:
+ Khi cá bị ngoại lý sinh trùng có dấu hiệu biếng ăn, ngứa ngáy, cạ mình xuống đáy hồ hoặc thành hồ hoặc cạ mình vào các cây thực vật thủy sinh, hay tập trung ở dòng nước chảy. Trường hợp cá bị bệnh nặng trùng ký sinh ở mang phá hủy các tia mang làm cá ngạt thở, ở mang thường có nhiều dịch nhớt, cá bơi lội không định hướng.
-   phòng bệnh:
+ Bổ sung 1 tuần 2-3 lần C MIX 25% (2-3g/kg thức ăn), VITLEC 405 FS+ (5g/kg thức ăn),Calcium D3 PREMIX 100 (5 g/kg thức ăn) và HEPAVIROL Plus  (5 ml/kg thức ăn) chứa đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cá.
+ Định kỳ 7 - 10 ngày /lần xử lý OSCILL ALGA STRONG liều 100ml/300 m3 nước.
+ Thường xuyên thay nước, tránh cho ăn dư thừa gây bẩn nước.
-   Trị Bệnh:
+ Dùng OSCILL ALGA STRONG liều 100ml/150 m3 nước, sau 8 -12 giờ nên thay 30% nước hồ (chú ý: thay nước tần đáy). Lập lại lần 2 sau 24 giờ nếu cần thiết.
2.      Bệnh xuất huyết
-   Nguyên nhân: Do vi khuẩn Aeromonas sp hoặc Pseudomonas sp gây ra.
-   Dấu hiệu: Cá bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, xuất huyết từng đóm đỏ trên da, miệng, mắt, hậu môn, gốc vây.
-   phòng bệnh:
+ Bổ sung 1 tuần 2-3 lần C MIX 25% (2-3g/kg thức ăn), VITLEC 405 FS+ (5g/kg thức ăn),Calcium D3 PREMIX 100 (5 g/kg thức ăn) và HEPAVIROL Plus  (5 ml/kg thức ăn) chứa đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cá.
+ Định kỳ 7-10 ngày xử lý ngoại ký sinh trùng, sát khuẩn bằng OSCILL ALGA STRONG liều 100ml/300 m3 nước hoặc DOHA 6000 liều100 ml/ 400 – 600m3.
-   Trị Bệnh:
+ Xử lý môi trường: Dùng DOHA 6000 liều 100 ml/ 300 – 400m3, xử lý vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau 24-48 giờ xử lý lần 2.
+ Cho ăn:
·        Sáng: C MIX 25% liều 3-5g/kg thức ăn và VITLEC 405 FS+ liều 5g/kg thức ăn.
·        Chiều:  Dùng TRIMDOX 240 liều 100g/300 kg trọng lượng cá hay 15 kg thức ăn/ ngày. Hoặc VIRO liều 100ml/1.2 tấn trọng lượng cá hay 60 kg thức ăn/ ngày.
·        Cho ăn liên tục 5-7 ngày, sau khi cá khỏi bệnh nên dùng VITLEC 405 FS+ liều 5g/kg thức ăn và HEPAVIROL Plus  liều 5 ml/kg thức ăn để giúp cá mau phục hồi, tái tạo tế bào gan, ăn khỏe.
3.      Bệnh lở loét
-   Nguyên nhân: Thường do nhiều tác nhân gây ra như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, virus và yếu tố môi trường.
-    Dấu hiệu:
+ Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da sậm. Trên da xuất hiện những vết loét màu đỏ, khi bị nặng các vết loét ăn sâu đến xương, thịt thối, sau một thời gian cá bị bệnh kiệt sức và chết.
-   phòng bệnh:
+ Bổ sung 1 tuần 2-3 lần C MIX 25% (2-3g/kg thức ăn), VITLEC 405 FS+ (5g/kg thức ăn),Calcium D3 PREMIX 100 (5 g/kg thức ăn) và HEPAVIROL Plus  (5 ml/kg thức ăn) chứa đầy đủ Vitamin và khoáng chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cá.
+ Định kỳ 7-10 ngày xử lý ngoại ký sinh trùng, sát khuẩn bằng OSCILL ALGA STRONG liều 100ml/300 m3 nước hoặc DOHA 6000 liều100 ml/ 400 – 600m3.
-   Trị Bệnh:
Xử lý môi trường: Dùng DOHA 6000 liều100 ml/ 300 – 400m3, xử lý vào sáng sớm hoặc chiều tối. Xử lý liên tục 2-3 ngày.
+ Cho ăn:
·        Sáng: C MIX 25% liều 3-5g/kg thức ăn và VITLEC 405 FS+ liều5g/kg thức ăn.
·        Chiều: Dùng VIRO liều 100ml/1.2 tấn trọng lượng cá hay 60 kg thức ăn/ ngày. Hoặc SAN FLOFENICOL NEW liều 100g/800-1.000 kg trọng lượng cá hay 40-50 kg thức ăn/ngày.
·        Cho ăn liên tục 5-7 ngày, sau khi cá khỏi bệnh nên dùng VITLEC 405 FS+ liều 5g/kg thức ăn và HEPAVIROL Plus  liều 5 ml/kg thức ăn để giúp cá mau phục hồi, tái tạo tế bào gan, ăn khỏe.
 

Liên Hệ Mua Giống:

Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà

- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn

Nguồn: gionggaquy.com
Bài viết Kỹ thuật nuôi cá koi được Bình chọn: 8/ 10
Tư vấn khách hàng
0983.882.813
0941.771.563