Kỹ thuật nuôi gà sao sinh sản

Kỹ thuật nuôi gà sao sinh sản

Gà Sao có phẩm chất thịt trứng đặc biệt thơm ngon, giá bán thương phẩm cao gấp 1.5- 2 lần so với thịt gà khác. Gà Sao có nhiều ưu điểm như sức đề kháng cao, dễ nuôi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn.

1. Giai đoạn gà con, dò và hậu bị ( 1- 196 ngày)

1.1. Chuẩn bị điều kiện nuôi

Trước khi nuôi gà cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: chuồng nuôi, rèm che, cót quay, chụp sưởi, máng ăn, máng uống.

Tất cả các dụng cụ phải được khử trùng trước khi sử dụng 2-3 ngày.

chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Nền chuồng thiết kế  đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.

Chất độn chồng: trấu, dăm bào sạch hoặc rơm chặt ngắn, trải lên nền chuồng dày   5-10 cm được phun thuốc sát trùng( fooc mol 2%). Sưởi ấm chuồng 10-12 giờ trước khi đưa gà vào.

 

1.2 Chọn giống gà một ngày tuổi

Chọn những gà nhanh nhẹn, mắt sáng, bông lông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn nuôi những gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông.

1.3. Nhiệt độ

Việc giữ ấm theo nhu cầu cơ thể gà trong các tuần tuổi đầu rất cần thiết. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa dễ phát sinh.

 

Ngày tuổi

Nhiệt độ trong quây

Nhiệt độ trong chuồng

1-3

30-31

28-29

4-7

29-30

27-28

8-14

28-29

26-27

15-21

26-27

24-26

22-28

24-26

22-24

> 28

23-24

20

Thiết bị sưởi ấm có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại hoặc đèn măng xông, bếp than, lò ủ trấu..ở vùng sâu vùng xa.

Dụng cụ sưởi treo giữa quay trong ô chuồng, đặt cao hay thấp tùy theo yêu cầu nhiệt độ cụ thể.

Trong quá trình nuôi, quan sát phản ứng của đàn gà đối với nhiệt độ để có sự điều chỉnh nhiệt độ hợp lý.

1.4. Ẩm độ

Ở Việt Nam, gà sao thích hợp độ ẩm 60-70%. Chuồng trại phải luôn giữ cho khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt gà sao con mới nở tuyệt đối không để gà bị ướt vì giai đoạn này, chúng rất mẫn cảm với nước.

1.5. Mật độ nuôi

Nuôi nền, sử dụng độn chuồng:

1-7 tuần tuổi: 10-15 con/ m2

8-20 tuần tuổi: 5-6 con/ m2

21-28 tuần tuổi: 3- 3.5 con/m2

> 28 tuần tuổi: 3 con/m2

Nuôi trên sàn lưới:

1-3 tuần tuổi: 40-50 con/ m2

4-12 tuần tuổi: 10-12 con/m2

1.6. Ánh sáng

Gà con cần chiếu sáng 24/24h từ 1-3 tuần đầu, từ 4-6 tuần tuổi giảm dần còn 16 giờ.

Giai đoạn dò, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, ban đêm có thể dùng bóng đèn công suất 25- 45w/100m2 nền chuồng, giúp cho gà có thể nhìn thấy được, đồng thời đỡ bị ảnh hưởng đến khả năng phát dục sớm của gà.

Từ 24 tuần tuổi( trước khi gà đẻ 1 tháng) thay bằng bóng đèn có công suất 75- 100w. Cường độ ánh sáng: 3-4w/ mnền chuồng.

Chú ý: Lượng ánh sáng phải được phân bố khắp chuồng nuôi.

1.7. Nước uống, máng ăn

Nước uống: Ngày đầu mới xuống chuồng, đầu tiên cho gà uống nước trước, sau 2-3h mới cho ăn.

Cần cho gà uống nước sạch và để tăng sức đề kháng, trong những ngày đầu pha vào nước 5g đường gluco+ 1gram vitamin C/ 1 lít nước.

Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa, chứa 3.5 lít nước cho 100 con. Hằng ngày thay nước 2-3 lần, để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào.

Máng ăn: Trong 2-3 tuần đầu, sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa, với kích thước 60x80 cm cho 100 gà con.

Sau 3 tuần nên khay ăn bằng máng dài và phải gắn chắc chắn vì gà sao rất nghịch ngợm.

1.8. Cắt cánh

Sau khi nở, cần cắt cánh gà sao lúc 1 ngày tuổi. Dùng một sợi dây nung đỏ để cắt và chỉ cần cắt một cánh tại khớp xương thứ nhất. Chú ý thao tác cắt cánh phải thật chính xác và làm nguội chỗ cắt.

Trong điều kiện nuôi thả vườn thì có thể không cần cắt cánh. Tuy nhiên, chuồng trại phải có lưới phủ trên, nếu không khi lớn, nó sẽ bay ra.

1.9. Nuôi dưỡng, chăm sóc

Gà con 1-42 ngày tuổi cho ăn tự do cả ngày đêm. Có thể nuôi chung trống, mái. Sau 42 ngày tuổi, kết thúc giai đoạn gà con, phải chuyển chế độ nuôi ăn hạn chế để gà không bị béo, sinh trưởng tuân theo quy trình chuẩn của từng giống.

 

Tuần tuổi

TĂ/ con/ tuần(g)

7-8

55-58

9-10

57-60

11-12

59-63

13-14

60-65

15-16

62-67

17-18

64-69

19-20

66-71

21-22

68-73

23

70-75

24

70-77

25

73-79

26

75-81

27

78-85

 

Chú ý: Nếu trời rét, ta có thể tăng lượng thức ăn lên từ 2-5g/con/ngày.

Ở giai đoạn gà dò, lưu ý khoảng cách giữa 2 lần cho ăn. Kinh nghiệm cho ăn hợp lý cho thấy nên đổ thức ăn khoảng 2/3 máng vào đầu buổi sáng và 1/3 vào cuối ngày, giữ máng ăn rỗng thức ăn vào giữa ngày. Việc cung cấp thức ăn vào cuối ngày là cần thiết, vừa để cho gà không bị đói vào ban đêm, lại còn kích thích sự thèm ăn và tính ngon miệng vào ban ngày.

2. Giai đoạn gà đẻ (>196 ngày)

2.1. Chọn lọc gà giống sinh sản

Chọn những gà mái lên sinh sản có ngoại hình phát dục biểu hiện bằng độ bóng của lông, tích đã đỏ, bụng mềm, xương chậu rộng.

Đối với gà trống: chọn những con có tích tai đỏ to và cong hình cánh hoa đá, chân cao, hai cánh vững chắc, úp gọn trên lưng, dáng hùng dũng.

2.2. Mật độ nuôi

Tỷ lệ ghép 1 trồng/ 5-6 mái. Thời điểm ghép lúc 24-25 tuần tuổi.

Mật độ nuôi tính chung cho cả gà trống và gà mái: 3- 3.5 con/ m2.

Để duy trì mật độ nuôi nên chia thành các ô nuôi từ 300-500 con/ ô. Điều này sẽ tránh gà bị chồng đống và chết khi bị stress do ngoại cảnh gây nên.

2.3. Thức ăn, nước uống

Thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, cân đối đủ mức đạm, năng lượng và cần bổ sung bột đá, bột vỏ sò nhiều gấp 3-4 lần so với các giai đoạn trước để gà tạo vỏ trứng.  Mọi tác nhân gây hại phản hạn chế tối đa để tránh gây stress. Khi thay, khẩu phần thức ăn gà hậu bị sang thức ăn gà đẻ nên tiến hành từ từ.

2 ngày đầu: 75% thức ăn gà dò+ 25% thức ăn gà đẻ.

2 ngày tiếp: 50% thức ăn gà dò+ 50% thức ăn gà đẻ.

2 ngày tiếp: 25% thức ăn gà dò+ 75% thức ăn gà đẻ.

Từ ngày thứ 7 cho ăn 100% thức ăn gà đẻ.

Thường xuyên định kỳ bổ sung các loại vitamin có tác dụng kích thích và duy trì sinh sản như A, D, E. Khi thời tiết nắng nóng, bổ sung thêm các chất điện giải, đường gluco và vitamin C.

Định lượng ăn của gà trong giai đoạn này điều chỉnh căn cứ vào tỷ lệ đẻ, tháng tuổi của đàn gà. Mức ăn 98- 105g/con/ngày.

Khi gà đẻ đạt tỉ lệ 60-70% cho ăn tăng 110g/con/ngày. Nếu có điều kiện có thể sử dụng máng ăn riêng cho gà trống và gà mái để đạt chất lượng trứng ấp tốt.

Phải đảm bảo nước sạch, mát. Thay nước 2-3 lần trong ngày.

2.4. chuồng nuôi, chế độ chiếu sáng

Đảm bảo thoáng mát về mùa hè. Tránh gió lùa và đủ ấm về mùa đông. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi và khu xung quanh chuồng nuôi. Chất độn chuồng phải đảm bảo không bị ẩm ướt, bụi và mốc.

Ổ đẻ phải có lớp lót dày và sạch tránh làm dập và bẩn trứng.

Ban ngày sử dụng ánh sáng nhân tạo, buổi tuối thắp bóng điện. Cường độ chiếu sáng : 3- 3.5w/ m2 nền chuồng.

2.5. Thu trứng và bảo quản trứng giống

Lấy trứng ấp sau khi gà đẻ được 4 tuần. Trứng được thu 3-4 lần trong ngày, để tránh bị dập vỡ và bẩn. Bảo quản trứng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Điều kiện bảo quản tốt nhất 15-170C, ẩm độ 72-75%. Mùa đông bảo quản trứng 7 ngày, mùa hè để trứng 3-5 ngày ấp 1 lần.

Chú ý: Đối với trứng giống không rửa, nếu dính bụi cát hoặc chất độn chỉ cần vệ sinh khô.

Gà sao đẻ theo chu kỳ, thường bắt đầu từ tháng 3, 4 và kéo dài trong 8-9 tháng rồi ngừng đẻ và thay lông. Giai đoạn này gà sao ăn kém hẳn. Khi thấy gà ăn khỏe trở lại là lúc gà chuẩn bị đẻ tiếp tục. Lúc này, ta chú ý bổ sung thêm vitamin A, D, E cho gà.


Liên Hệ Mua Giống:

Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà

- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn

Nguồn: gionggaquy.com
Bài viết Kỹ thuật nuôi gà sao sinh sản được Bình chọn: 8/ 10
Tư vấn khách hàng
0983.882.813
0941.771.563