Mô hình chăn nuôi gà bán công nghiệp trên đệm lót sinh học

Mô hình chăn nuôi gà bán công nghiệp trên đệm lót sinh học

Hiện nay phương thức chăn nuôi gà bán công nghiệp đang rất phổ biến ở nước ta. Nhưng để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi gà, mỗi người thợ chăn nuôi phải xác định hình thức, quy mô cũng như có cách chăn nuôi hợp lý. Cách chế biến thức ăn, cách xây dựng chuồng trại, cách phòng điều trị bệnh. Với bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về kỹ thuật chăn nuôi gà bán công nghiệp  hiệu quả nhất.

Xác định mục đích, phương hướng chăn nuôi
 
Trước khi đưa gà về chăn nuôi cần xác định được mục đích chăn nuôi giống gà này là gì? Để nuôi gà đạt hiệu quả, cho năng suất cao cần phải thực hiện như thế nào?
Có 3 yếu tố đóng vai trò quan tọng và ảnh hưởng tới việc bạn có thành công trong chăn nuôi gà bán công nghiệp hay không chính là số lượng, giá thành giảm, giá bán cao.
Tìm ra phương thức chăn nuôi thích hợp nhất. Lúc đầu nguồn vốn đáng ít nên việc lựa chọn mô hình bán công nghiệp là thích hợp với hướng đi phát triển dần, hiệu quả cao. Vừa nuôi, vừa nhốt, vừa nuôi thả.
 
Xây dựng chuồng trại
 
Dựa vào từng mục đích chăn nuôi cũng như quy mô mà cải tạo, xây dựng chuồng trại hợp lý. Nhưng chuồng trại vẫn phải đảm bảo các tiêu chí
+ Chọn khu đất cao ráo, khô thoáng để tránh bị ngập lụt vào ngày mưa. Chú ý h  ướng  chuồng rất quan trọng, tránh hướng ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chuồng đảm bảo độ thông thoáng.
+ Chuồng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cao ráo, chống ẩm
+ Địa điểm xây dựng nên xa khu dân cư, đường chính, hoặc tránh xa các khu chăn nuôi khác. Đào hố gân của chuồng để đào thải chất thải, và khử trùng chống bệnh lây nhiễm.
+ Xây tường rào cao để bảo vệ tránh các loại thú hoang, chuột hoặc ngăn chặn sự lây nhiễm khác.
+ Tất cả nguồn nước phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không bị ô nhiễm
 
Các trang thiết bị
+ Chuẩn bị đầy đủ các rèm che như bạt, bao tải…để giữ ấm, chắn mưa, gió vào ngày đông và ánh nắng mặt trời chiếu ngày hè.
+ Khi gà đang còn nhỏ cần úm gà hoặc quây vào cót ép
+ Có nguồn sưởi đảm bảo đầy đủ ánh sáng rộng đều khắp phòng như bóng điện, bóng sưởi…
+ Chuẩn bị máng ăn bằng khay tôn hoặc mẹt, khi gà sang tuần tuổi thứ 2 thì dùng máng đóng gỗ
+ Máng uống dùng loại galon nhỏi, sang tuần thứ 2 thì thay máng to hơn, dài hơn.
+ Để giữ độ ấm cũng nên dùng trấu, phôi bào khô rải nền chuồng.
 
Chế biến thức ăn
+ Để gà đạt năng suất cao thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà phát triển. Ngoài thức ăn công nghiệp thì để tiết kiệm chi phí, đảm bảo giá thành sản xuất, thì chế biến thức ăn cho gà sẽ rất tốt. Vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng vừa cân bằng giá thành
+ Cần chú ý đến đặc trưng của gà để chế biến thức ăn hợp lý. Gà không ưa ăn mặn, nên pha thức ăn muối không quá ½%
+ Cân bằng tỷ lệ protein, đạm động vật trong mỗi khẩu phần ăn
+ Không cho gà sử dụng các loại thức ăn bị mốc, hư hỏng.
+ Thức ăn rất dễ bị phân hủy, ẩm mốc nên cách tốt nhất để bảo quản là gà ăn tới đâu chế biến đủ lượng thức ăn tới đó.
+ Pha trộn thức ăn theo đúng tỷ lệ, đúng cách, cân bằng các chất đồng đều
 
Phương pháp chăm sóc
 
Cần chăm sóc, áp dụng đúng phương pháp kỹ thuật chăn nuôi gà công nghiệp. Gà mang về nuôi đang còn nhỏ nên chế độ chăm sóc cần chú ý nhiều, nên úm gà, đảm bảo nhiệt độ thích hợp từ 29 – 35C. Tránh ánh nắng trực tiếp, di chuyển gà nhẹ nhàng.
 
Phương pháp phòng –  trị bệnh
Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin trong thời gian 10 – 15 ngày, để gà phòng chống các dịch bệnh phát triển khỏe mạnh.
Chuồng trại, thức ăn, trang thiết bị, các khu vực xung quanh khu chăn nuôi cần được phun thuốc sát trùng, vệ sinh sạch sẽ. Nguồn nước, thức ăn đảm bảo vệ sinh.
 
Tiêu thụ sản phẩm hợp lý
Với hình thức chăn nuôi bán công nghiệp, chỉ cần 50 ngày tuổi sẽ thu được năng suất cao với trọng lượng mỗi con gà là 2.501g.
Những con gà trống đã lớn nên xuất chuồng rồi sau đó mới bán gà con.
Nắm chắc những kỹ thuật chăn nuôi gà  hợp lý từng giai đoạn, sẽ giúp bạn đạt được năng suất hiệu quả kinh tế cao, mô hình chăn nuôi phát triển để bạn có kinh nghiệm hơn tỏng việc phát triển hưỡng kinh tế chăn nuôi gà.
 
Kỹ thuật sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
 
Trong quá trình chăn nuôi gà, chất thải chưa qua xử lý phát sinh với lượng lớn, tập trung hầu hết ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, nên rất dễ phát sinh một số loại bệnh trên đàn gà và phát triển thành dịch ở các hộ nuôi, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi, đồng thời còn gây ô nhiễm môi trường. Nhằm giảm bớt những thiệt hại đó, gần đây các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công nhiều chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà.
1. Kỹ thuật làm đệm lót sinh học:
– Chuẩn bị chuồng trại: Nếu có chuồng trại đang chăn nuôi thì nên sử dụng ngay, không cần phải cải tạo. Nếu làm chuồng mới thì nền chuồng có thể không cần lát gạch hoặc láng xi măng (nền chuồng đất nện chặt) để giảm thấp chi phí xây dựng.
– Tùy điều kiện về đất đai, kinh tế, quy mô và hình thức nuôi mà xây dựng chuồng trại cho phù hợp.
a. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu:
– Đối tượng áp dụng: Sử dụng cho chuồng nuôi gà úm, gà thịt.
– Tùy diện tích chuồng nuôi và loại chế phẩm sử dụng mà tính toán và chuẩn bị các vật liệu phù hợp. Ví dụ: 1 kg chế phẩm MALASA 01 sử dụng được cho từ 30-50 m2 nền chuồng hoặc 1 kg chế phẩm MAX 250 sử dụng được cho 25-30m2 nền chuồng nuôi…
– Cách trộn chế phẩm ủ:
+ Cách trộn: Cứ 1kg chế phẩm trộn đều với 5kg bột ngô (bắp) hoặc cám gạo hoặc vừa ngô vừa cám gạo tỷ lệ thùy thuộc điều kiện của từng hộ. Sau đó cho thêm 2,5 đến 3 lít nước sạch, đảo cho ẩm đều, cho vào túi hoặc thùng, chậu… rồi để vào nơi râm mát (đối với mùa hè) hoặc để vào chỗ ấm (đối với mùa đông) ủ trong 2 đến 3 ngày.
+ Cần phải làm chế phẩm trước khi đem sử dụng 2 – 3 ngày: Đối với nuôi gà thịt (gà to) khi rải trấu vào chuồng nuôi thì đồng thời tiến hành ủ chế phẩm men. Đối với nuôi gà úm (gà con) sau khi rải trấu khoảng 1 tuần thì mới tiến hành ủ chế phẩm men.
– Các bước làm đệm lót sinh học từ trấu:
 
+ Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày khoảng 10 cm, sau đó thả gà vào.
+ Bước 2: Sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2-3 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, dùng tay (có đeo găng tay) hoặc cào đảo nhẹ lớp mặt đệm lót sâu từ 1-3 cm. Chú ý đối với nuôi nhốt hoàn toàn cần quây gọn gà về 1 góc để tránh gây xáo trộn đàn gà.
+ Bước 3: Sau khi đảo lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm đã được ủ lên toàn bộ bề mặt chất đệm ở chuồng nuôi, dùng tay, cào hoặc chổi cứng… xoa nhẹ trên bề mặt đệm lót để men được phân tán đều khắp trên bề mặt lớp đệm.
* Trường hợp sử dụng luôn chuồng úm gà để nuôi tiếp: Khi gà đạt được 3-4 tuần tuổi, sau khi cào cho tơi trên mặt đệm lót, rắc đều chế phẩm đã được ủ lên toàn bộ bề mặt, sau đó dùng tay hoặc cào xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp là được.
 
b. Phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu:
– Đối tượng áp dụng: Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên chất độn mùn cưa hoặc kết hợp với trấu thường áp dụng để nuôi vịt, ngan, thỏ (do phân của các loại vật nuôi này có nhiều nước) hoặc gà đẻ (thời gian nuôi dài).
– Thực hiện làm đệm lót cho 30 – 50 m2 nền chuồng theo các bước sau:
 
+ Bước 1: Rải lớp mùn cưa dày 15cm lên nền chuồng (nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7cm mùn cưa). Sau đó mới thả gà vào nuôi.
Nếu mùn cưa quá khô, có thể phun, tưới nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% rồi trộn đều (dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được hoặc dùng tay bóp chặt cám cưa rồi xòa ngửa bàn tay ra nếu thấy cám cưa vỡ ra là đạt độ ẩm thích hợp, nếu cám cưa không vỡ mà thành cục thì quá ẩm).
 
+ Bước 2 và bước 3: Làm tương tự như phương pháp làm đệm lót với nguyên liệu là trấu.
 
2. Sử dụng và bảo dưỡng:
 
– Cứ sau 2-3 ngày tiến hành cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân gà nhiều hay ít. Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng.
– Luôn giữ cho nền đệm lót khô để phân hủy phân tốt:
+ Có các biện pháp tránh để bị nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót.
+ Khi nuôi gà trên nền đệm lót cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.
+ Nuôi vịt, ngan cần chú ý không để vịt, ngan sau khi bơi ở ao, hồ lên vào chuồng ngay làm ướt lớp đệm lót.
+ Khi phát hiện đệm lót có mùi hăng hắc hoặc mùi khai và thối là do đệm lót ướt quá hoặc đệm lót bị nén không tơi xốp hoặc men kém hoạt động… làm phân gà không được phân hủy tốt, cần có cách xử lý phù hợp xới tơi đệm lót, để chuồng thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió, sau đó bổ sung chế phẩm đã ủ như ở phần trên. Đối với hình thức bán nuôi nhốt khi xử lý, bảo dưỡng đệm lót nên tiến hành lúc gà không có trong chuồng, nếu nuôi nhốt hoàn toàn cần làm vào buổi chiều mát (vào mùa hè) để ít ảnh hưởng đến đàn gà.
– Do nhiệt độ ở đệm lót luôn nóng ẩm nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng trên dưới 50cm còn phía trên để thoáng, nếu thắp đèn thì cần phải treo cao, đặc biệt trong mùa nóng.
– Thời gian sử dụng: Đệm lót nền chuồng được xử lý và bảo dưỡng tốt có thời gian sử dụng từ 6 đến 12 tháng, thời gian sử dụng dài hay ngắn phụ thuộc vào các yếu tố như: Nguyên liệu dùng làm đệm lót; Độ dầy đệm lót có đủ dầy hay không, nếu quá mỏng thì thời gian sử dụng ngắn hơn so với chất độn dầy; Chế độ xử lý, bảo dưỡng…

Liên Hệ Mua Giống:

Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà

- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn

Nguồn: gionggaquy.com
Bài viết Mô hình chăn nuôi gà bán công nghiệp trên đệm lót sinh học được Bình chọn: 8/ 10
Tư vấn khách hàng
0983.882.813
0941.771.563