Một số bệnh quan trọng của đà điểu

Một số bệnh quan trọng của đà điểu

1. Bệnh Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn, virut

Nhiễm trùng huyết là những bệnh tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể và dẫn đến kết quả là số lượng vi khuẩn, virut độc tố nhiều trong máu.

Trên đồng cỏ, đà điểu thường tiếp xúc với mầm bệnh do có thói quen "gặm cỏ". Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể khống chế được điều này. Những con đà điểu non hầu hết dễ mắc các bệnh do virut, do các hệ thống miễn dịch còn kém, hệ thống vi sinh vật ở ruột chưa ổn định, khả năng điều khiển nhiệt độ của cơ thể kém. Điều này cho thấy chúng phụ thuộc vào môi trường được cung cấp bởi nhà chăn nuôi (không chỉ đối với đà điểu mới nở mà gồm cả trứng có phôi đang ấp).

Thông thường, mầm bệnh do vi khuẩn bao gồm: Pseudomonas, Klebsiella, Proteus và Salmonella. Spp, Campylobacter và E.coli. Mặc dù chúng đã được cách ly từ những con ốm nhưng sự lan truyền của chúng luôn luôn không khống chế được. Ví dụ E.coli bình thường là thành phần của hệ vi sinh trong đường ruột, nhưng khi sức đề kháng của cơ thể giảm chúng lại là tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu của nhiễm trùng huyết có thể bao gồm: Hôn mê, mất thăng bằng, không có khả năng đi lại, bại liệt, ỉa chảy, phình trướng, khớp sưng hoặc chết đột ngột. Trước tiên vi khuẩn tăng nhanh về số lượng, độc tố đi vào máu, các cơ quan trong cơ thể đều chịu ảnh hưởng. ở đà điểu non chúng ta thường thấy tổn thương trong miệng, yết hầu, phía sau của cuống họng thường bị sưng, những ổ apxe có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi, thanh quản, vòm họng.

Một vài con xuất hiện triệu chứng ở mắt nặng phá huỷ màng Kerati... Khi có thêm Pseudomonas các kháng sinh thích hợp có thể sử dụng nhưng cần lưu ý rằng có một vài loại kháng sinh mà chúng ta đã sử dụng trước đó không được phép có mặt trong sản phẩm động vật. Nếu như đà điểu được phân loại như sản phẩm động vật thì chúng ta sẽ không được sử dụng: gentamicin, roploxacin mà hầu như trước kia luôn luôn được dùng. Trong giai đoạn trước khi giết mổ, kháng sinh không được dùng cho động vật.

Điều này là cần thiết trong tương lai nhằm đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt đà điểu.

Trong thực tế chăn nuôi, cần phải quan tâm đến công tác vệ sinh, giảm nhân tố gây stress, nguồn gây nhiễm bệnh (từ thức ăn, nước uống) luôn luôn chọn lọc và loại thải những con không đạt yêu cầu.

Nhiễm trùng huyết do Clotidium gần đây đã mang lại nhiều gợi ý mới mặc dù chúng đã có mặt trong các đàn vật nuôi từ nhiều năm nay. Nét nổi bật của nhiễm trùng huyết là: đà điểu chết đột ngột, thường không có dấu hiệu rõ ràng, vì đã không sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị đà điểu mắc bệnh này ở mọi lứa tuổi. Clotidium thường sống ở ruột đà điểu, khi con vật bị stress (mật độ đàn cao, thay đổi thời tiết đi kèm với thay đổi của thức ăn, đặc biệt là sự tăng đột ngột nhiệt độ...), làm bùng nổ bệnh dịch. Khi bệnh dịch xảy ra lần đầu, kháng sinh có thể hạn chế được thiệt hại nhưng không giảm được số đà điểu bị chết. ở nước ngoài, vacxin thông dụng cho đà điểu là của Australia và vacxin này thường không có hiệu quả. Vacxin tốt nhất là vacxin 8 types AB. Loại vacxin này được sản xuất cho xuất khẩu và sử dụng ở Australia. Cần nhớ rằng vacxin 8 types AB chỉ có tác dụng đối với đà điểu Australia và khi sử dụng vacxin này phải tuân theo điều kiện nghiêm ngặt trong bảo quản sử dụng.

Còn một vài bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn khác như: bệnh lao do Mycobacterium spp có thể dẫn đến hội chứng hoại tử mãn tính trong đà điểu trưởng thành. Bệnh này có khả năng lây lan cao, có thể chuyển sang người và nó làm một bệnh phải khai báo trong nhiều quốc gia.

Dịch Salmonella có thể đặc biệt ảnh hưởng đến đà điểu và con đà điểu dò gây nên giảm trọng lượng nhanh, hôn mê, sưng chân và khớp, trong một vài trường hợp dẫn đến ỉa chảy, mặc dù hiếm khi gặp ở đà điểu nhưng nó cũng gây ảnh hưởng đáng kể.

Virut Corona đã được phân lập ở Mỹ và Nam Phi bị nghi ngờ là nguyên nhân gây chết đà điểu con ở Australia (Button, 1995). Nó đặc biệt ảnh hưởng đến đà điểu non từ 5 ngày đến 3 tháng tuổi, là nguyên nhân gây kiết lị, đôi khi lẫn máu, mất nước, bại liệt và thường chết trong 12h khi xuất hiện bệnh, lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao do virut, nên bệnh có khả năng điều trị nhưng ngăn chặn sự lây lan qua dụng cụ là rất khó khăn. Cách ly, vệ sinh nghiêm ngặt, công tác kiểm dịch là cần thiết.

Virut Adeno là nguyên nhân gây ỉa chảy, giảm trọng lượng, hôn mê và gây chết đà điểu con ở Mỹ (Ranes, 1995). Virut này truyền qua trứng. Tỷ lệ chết có thể là 100% đối với đà điểu dưới 2 tháng tuổi. Đà điểu trưởng thành không bị ảnh hưởng lặp lại những cố gắng nuôi cấy virut ở Australia với hội chứng ỉa chảy gây chết đã không thành công (Button, 1995).

Pox virut là nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết và thương tổn bên ngoài ở nhiều loài chim nhưng ở đà điểu nó gây thương tổn ở mí mắt và dọc sống mũi mà có thể trở thành bệnh thứ phát virut được lây lan do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp do côn trùng hút máu như con muỗi. Thông thường bệnh tự hạn chế, nhưng tiêm phòng mang lại hiệu quả tốt hơn.

Newcastle, cúm gà và những loại khác cũng gây bệnh cho đà điểu.

2. bệnh Viêm túi khí và nấm phổi

Bệnh về túi khí và phổi thường gây tăng nhịp hô hấp, thở gấp khi ở thể mãn tính dẫn đến con vật gầy yếu. Nguyên nhân chính do nấm Aspergillus? spp và bệnh do vi khuẩn đôi khi do các nguyên nhân vật lý- hoá học gây kế phát (Wade, 1992).

ở những con non, bệnh vi khuẩn thường dễ lây nhiễm. Chuồng trại với mật độ nuôi cao, thông thoáng khí kém là môi trường thuận lợi cho bệnh phát sinh. Đà điểu dễ bị lây nhiễm do chất độn chuồng thường chứa nhiều mầm bệnh. Điều trị bằng kháng sinh sẽ cho kết quả khả quan khi phát hiện bệnh sớm. Thông thoáng khí tốt và khống chế mật độ đàn thích hợp là điều cần lưu ý. ở những con non trên 6 tháng tuổi, nấm A. spergillosis xuất hiện thường gây bệnh đường hô hấp. Dấu hiệu của bệnh bao gồm: tần số hô hấp tăng, con vật há mỏ để thở, ho, ngáp, đầu lúc lắc, gầy yếu, giảm tăng trọng, đặc biệt cánh xoã xuống khi chết. Bệnh này tác động chính đến túi khí giai đoạn hít vào dài hơn khi thở ra do nó thường bị ngăn trở.

Điều trị riêng rẽ từng cá thể chỉ thành công cục bộ và tốn kém. Kết quả tốt nhất đạt được khi kết hợp phun khử trùng không khí và trang thiết bị. Kháng sinh cũng được dùng để hạn chế bệnh kế phát. Các cách điều trị khác cũng đã được dùng cho một vài trường hợp thành công. Thông thoáng khí thích hợp sẽ hạn chế bào tử nấm (ở cỏ khô, dụng cụ, phương tiện vận chuyển) và hạn chế stress; quan tâm thích đáng đến điều kiện vệ sinh máy ấp và ổ đẻ là cần thiết để đảm bảo cho đà điểu non giai đoạn ban đầu không bị nhiễm bào tử nấm.

ở những con đà điểu trưởng thành khi bị stress do vận chuyển, sự va chạm trong cùng một cũi... sẽ làm cho bệnh phát ra nhanh chóng.

3. bệnh Nhiễm trùng ống dẫn trứng

Nhiễm trùng ống dẫn trứng có thể dẫn đến chất lượng vỏ trứng kém, vỏ xù xì, dị hình chết phôi, đẻ thất thường. Chẩn đoán bệnh bằng cách lấy mẫu chất thải soi kính phân lập, nuôi cấy và cảm nhiễm. Kết quả này có thể không chính xác do mẫu không được sạch. Khi kiểm tra các tế bào viêm thấy một số lượng lớn một loại vi khuẩn (liên cầu), khi nuôi cấy phát hiện Pseudomonas và Kesbsiella chống lại kháng sinh.

4. Bệnh Newcastle

Đà điểu Châu Mỹ, Châu Phi và Châu úc đều bị mắc bệnh Niucatxơn do bị lây bệnh từ gà sang, đặc biệt là đà điểu nuôi trong các trang trại có nuôi cùng với trại gà.

1. Nguyên nhân bệnh

Bệnh Niucatxơn ở đà điểu cũng gây ra do các chủng virut Nuicatxơn cường độc. Thường các chủng virut này được thải ra từ các ở dịch Niucatxơn của gà, tồn tại và phân tán trong môi trường tự nhiên.

Đà điểu ăn thức ăn, uống nước có virut Niucatxơn sẽ bị nhiễm virut và phát bệnh.

2. Bệnh lý và lâm sàng

- Bệnh lý: Virut Niucatxơn sau khi xâm nhập vào đà điểu qua niêm mạc tiêu hoá, vào máu tác động lên hệ thống tiêu hoá, hệ thống hô hấp và hệ thống thần kinh của đà điểu. Đà điểu sau thời gian ủ bệnh 4-5 ngày cũng giống như gà thể hiện hai thể bệnh cấp tính và mãn tính. Bệnh Niucatxơn làm cho đà điểu chết với tỷ lệ cao từ 80-100% đặc biệt là đối với đà điểu non 2-4 tháng tuổi.

- Lâm sàng: Đà điểu có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng sau:

- Các triệu chứng về tiêu hoá: Đà điểu ỉa chảy, phân không thành khuôn, có nhiều dịch nhày do niêm mạc ruột bị tróc ra. Đà điểu thường đứng ủ rũ, bỏ ăn, uống nhiều nước. Do ỉa chảy làm mất nước và rối loạn các chất điện giải nên đà điểu non thường chết do kiệt sức sau thời gian bị bệnh 6-8 ngày.

- Các triệu chứng hô hấp: Đà điểu có dấu hiệu viêm đường hô hấp, liên tục chảy nước mũi, nước rãi, và đặc biệt thở khó dần. Các trường hợp đà điểu bị bệnh thể hô hấp cũng bị chết với tỷ lệ cao sau 10-15 ngày.

- Các triệu chứng thần kinh: Đà điểu có các cơn run rẩy, đi lại xiêu vẹo, ngoẹo đầu, mổ không trúng thức ăn. Các trường hợp bị bệnh nặng, đà điểu thường lên cơn co giật, lăn quay, rãy rụa, cuối cùng bị liệt chân và sẽ chết sau thời gian hành bệnh 7-10 ngày.

3. Bệnh tích

- Các niêm mạc vùng họng, ruột và hậu môn có tụ huyết và xuất huyết đỏ lấm tấm. Đặc biệt, niêm mạc dạ dày có tụ huyết xuất huyết từng mảng lấm tấm đỏ rất rõ rệt.

- Màng não cũng có từng đám nhỏ tụ huyết đỏ.

 

4. Dịch tễ học

- Đà điểu ở các lứa tuổi đều bị mắc bệnh Niucatxơn. Đặc biệt đà điểu non 1-4 tháng tuổi thường bị bệnh thể cấp tính.

- Bệnh ở đà điểu do bị lây nhiễm từ gà bệnh trong các ổ dịch Niucatxơn hoặc do nhiễm virut Niucatxơn trong môi trường tự nhiễm có lưu hành bệnh Niucatxơn.

5. Điều trị

Hiện không có thuốc chữa đặc hiệu bệnh Nuicatxon cho đà điểu cũng như cho gà.

6. phòng bệnh

Bệnh pháp quan trọng nhất là sử dụng vacxin phòng bệnh Niucatxơn cho đà điểu:

- Đối với đà điểu non từ 7 ngày đến 45 ngày tuổi. Dùng vacxin Lasota nhỏ và mắt mũi hoặc chủng dưới da cánh cho đà điểu. Vacxin thường được pha theo tỷ lệ 1/200 với nước cất. Sau khi dùng vacxin 10-14 ngày, đà điểu non có miễn dịch chống lại virut Niucatxơn.

Sau 45 ngày được sử dụng vacxin Lasota, đà điểu cần phải tiêm chủng vacxin Nuicatxon hệ 1, cũng tiêm dưới da cánh với liều 0,20-0,30 ml/1 đà điểu bằng dung dịch vacxin pha với nước cất theo tỷ lệ 1/200. Vacxin sẽ tạo miễn dịch chắc chắn cho đà điểu và miễn dịch kéo dài 12 tháng.

- Đối với đà điểu trưởng thành: mỗi năm cần tiêm vacxin Niucatxơn cho chúng một lần vào cuối mùa thu chuyển sang đông.

Thực hiện vệ sinh chuồng trạivệ sinh môi trường nuôi đà điểu để tránh lây nhiễm mầm bệnh. Chuồng trại và môi trường cần định kỳ tiêu độc bằng các loại thuốc diệt trùng như Crêsyl- 2% hoặc nước vôi 10%.

Không nuôi gà trong khu vực chăn nuôi đà điểu để đà điểu không bị nhiễm virut Niucatxơn từ gà.

5. bệnh chấn thương

Thương tổn ở đà điểu là nguyên nhân gây giảm giá trị kinh tế, nó không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống mà còn gây thiệt hại cho khả năng tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt về da và thịt. Điều này có thể khắc phục được khi chuồng trạikỹ thuật chăn nuôi đảm bảo đúng yêu cầu.

Trong các trang trại nuôi dưỡng đà điểu non, chất liệu nền và tường không thích hợp có thể gây nên tai nạn. Nền ướt và trơn sẽ dẫn đến con vật bị gãy chân, què, trật khớp.

Khi đà điểu đang chạy nhảy, do một nguyên nhân nào dó làm chúng sợ hãi, chúng sẽ chạy toán loạn; giẫm đạp lên nhau khi cửa ra vào không đủ rộng. Những vấn đề gây nên chân đà điểu không bình thường do tai nạn chiếm 90%.

Mật độ đàn quá cao, sẽ làm tăng độ thiệt hại do thương tổn. Việc có các cột ở hàng rào và đường chạy hẹp cũng gây nên thương tổn. Hàng rào không phù hợp cũng có thể có các tác động trái ngược: Gây thiệt hại về da, tăng tỷ lệ chết; đà điểu sợ hãi do tiếng động cơ máy bay, trực thăng cũng như các con vật không quen thuộc khác như: ngựa, trâu bò, đó cũng là nguyên nhân gây tổn thương và chết. Nhân tố này gây nên có thể do ảnh hưởng bố trí vị trí của trang trại.

Phương tiện chăm sóc cũng đòi hỏi thích hợp: Độ cao, độ chắc chắn... cũng nhằm hạn chế tối đa stress và thiệt hại cho đà điểu.

Các vấn đề liên quan đến chân:

Do đà điểu là động vật đi bằng hai chân, nên bất kỳ một ảnh hưởng nào tác động đến chân đều ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, khả năng nuôi sống và hiệu quả sản xuất của con giống trưởng thành. Black (1995) đã nói: "Một lần nữa nhớ rằng: Trong hầu hết các trường hợp phòng ngừa bao giờ cũng cho hiệu quả tốt hơn điều trị".

6. Hiện tượng ăn vật lạ ở đà điểu

Hiện tượng này thường gặp d Bản tính gặm cỏ, tính tò mò tự nhiên và sự nhạy cảm đặc biệt với các vật có máu sáng. Sỏi, đá, cát, kim loại, thuỷ tinh, các que gậy đều có thể được đà điểu ăn một cách ngon lành. Điều đó dẫn đến mất tính thèm ăn và gầy sút ở đà điểu non, gây nên giảm tốc độ sinh trưởng, con vật ít uống nước và thường dẫn đến hiện tượng mất nước, ruột tổn thương, trực tràng có thể lòi ra ngoài (lòi dom).

Những vật lạ này khi vào đường tiêu hoá có thể dẫn dến mất cân bằng hệ sinh vật đường ruột, gây nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến chết.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do thức ăn không có khẩu vị thích hợp làm cho đà điểu ăn ít -? đói- chúng sẽ ăn bất cứ vật gì tìm được, cũng có thể do thiếu khoáng và vitamin trong khẩu phần.

Ngoài ra các nhân tố gây stress như: vận chuyển, mật độ đàn quá đông... cũng gây nên hiện tượng đà điểu ăn vật lạ nêu trên.

Điều trị:

- Dùng dung dịch Parapin, metamuxyl, Tympanyl...

- Rửa ruột

- Phẫu thuật (nếu có thể)

- Bổ sung chất điện giải

- Bón cho đà điểu ăn

- Dùng các chất kháng sinh và kháng nấm đề phòng kế phát.

7. Những vấn đề liên quan đến sinh sản

Thành công của sự sinh sản có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của các trang trại nuôi đà điểu.

Sinh sản kém có thể d sức khẻo yếu, dinh dưỡng không thích hợp, chưa thành thực tính dục, stress (tiếng ồn, động vật khác...)

- Tuổi thành thục biến động trong phạm vi rộng, được quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó có nhân tố di truyền.

Những con đà điểu cổ đỏ thành thục tính dục ở 36 tháng tuổi đối với con mái và 48 tháng tuổi đối với con trống, trong khi một loại khác lại thành thục ở 16-18 tháng tuổi. Do vậy hiện tượng trứng không phôi đã xuất hiện. Trong cùng một nhóm cùng độ tuổi thì con mái bao giờ cũng đẻ trứng trước khi con trống thành thục tính dục.

Cũng có khi buồng trứng của con mái có vấn đề, ngăn cản quá trình thụ tinh trong khi trứng vẫn được sản xuất đều đặn.

Tất nhiên cũng có một vài con trống cho chất lượng tinh trùng kém do dinh dưỡng- Bệnh lý hoặc dị dạng bẩm sinh. Ví dụ thiếu vitamin đã có những tác hại đến chất lượng tinh dịch của con trống, chất lượng vỏ trứng kém do dinh dưỡng do bệnh truyền nhiễm, di truyền.

Những quả trứng đẻ đầu tiên bao giờ cũng mỏng vỏ hơn những quả trứng tiếp theo. Dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng vỏ trứng, khi thức ăn thiếu hụt vitamin D3, C, E và khoáng như Ca, Cu hoặc có quá nhiều Mg và Zn đều gây tác động lớn đến chất lượng vỏ trứng và trứng.

Phương pháp ấp nhân tạo không phù hợp là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chết phôi. Thời gian bảo quan trứng quá lâu, hoặc không thích hợp, kỹ thuật đảo trứng, xông hơi khử trùng quá nồng độ... Tất cả đều có thể tác động đến tỷ lệ sống hoặc chết của phôi.

Trong quá trình vận hành máy ấp có những sai sót về nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, đảo trứng trong các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn giữa và cuối đều dẫn đến các tác hại nghiêm trọng đến tỷ lệ ấp nở.

- Dinh dưỡng cho đàn bố mẹ không đảm bảo cũng dẫn đến tỷ lệ chết phôi cao, đà điểu non yếu ớt, dễ cảm nhiễm bệnh tật. Lượng vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, axít pantothenic, axít folic, biotin, axít linoleic, Mn và I2... luôn luôn phải đảm bảo nhu cầu trong khẩu phần (Theo Anget, 1994; Angel, Scheideler và Sell, 1995). ở giai đoạn phát triển cuối, thiếu vitamin D3 và B, axít pantothenic, axít folic, lượng Se quá nhiều là nguyên nhân gây chết phôi.

Dị dạng mỏ và mắt có thể xuất hiện do thiếu Mn, axít folic và Zn, quá nhiều Se hoặc nhiệt độ ấp quá cao. Chim non yếu ớt và bị biến dạng có thể do thiếu A, D, E, Mn, Zn, Cu (Blaele, 1995; Spel, 1995) hoặc do điều kiện ấp nở không phù hợp, di truyền, độc tố.

8. Hội chứng rối loạn trao đổi khoáng

Hội chứng này thường xảy ra ở đà điểu từ 2-4 tháng với các biểu hiện lâm sàng: khớp phát triển không bình thường, ống xương chân cong biến dạng nên đà điểu đi lại khó khăn, xiêu vẹo.

1. Nguyên nhân

Đà điểu bị bệnh do một trong hai nguyên nhân sau:

- Khẩu phần ăn của đà điểu thiếu hoặc không cân đối các muối khoáng đa lượng như: Canxi, phosphat, Na.... và các muối khoáng vi lượng như: Fe, Cu, Zn, Mg... Do vậy, việc phát triển bộ xương, đặc biệt là xương và khớp chân không bình thường.

- Bản thân đà điểu không hấp thụ được các muối khoáng đa lượng và vi lượng trong thức ăn, mặc dù thức ăn có chứa đầy đủ hàm lượng muối khoáng theo quy định phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu.

Nguyên nhân của hiện tượng này thường do trong khẩu phần ăn của đà điểu vì một lý do nào đó không đủ lượng các vitamin A, D, E. Nếu thiếu vitamin D2 thì sự hấp thụ khoáng đa lượng, đặc biệt là các muối Canxi sẽ rất khó khăn với đà điểu non. Đó là lý do đà điểu thiếu Canxi sẽ rất khó khăn với đà điểu non trong việc phát triển bộ xương. Đó là lý do đà điểu thiếu Canxi và thoái hoá xương trong giai đoạn còn non.

2. Phòng trị:

Bổ sung kịp thời các loại muối khoáng đa lượng, vi lượng cũng như các vitamin ADE vào thức ăn cho đà điểu theo đúng quy định, phù hợp với giai đoạn phát triển của đà điểu non.

Cho đà điểu non 2-4 tháng vận động ngoài sân chơi, dưới ánh sáng mặt trời theo thời gian nhất định để chúng có thể tự bổ sung các muối khoáng trên mặt đất và tự tạo được vitamin D2 nhờ tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu lên da.

Có thể băng bó làm nẹp cố định tạm thời cho đà điểu non khi chúng bị thoái hoá khớp và xưng chân, đi lại khó khăn. Sau đó sẽ bỏ nẹp khi xương khớp đã phục hồi.


Liên Hệ Mua Giống:

Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà

- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam

- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn

Nguồn: gionggaquy.com
Bài viết Một số bệnh quan trọng của đà điểu được Bình chọn: 8/ 10
Tư vấn khách hàng
0983.882.813
0941.771.563