Kiểu chuồng nuôi phổ biến và phù hợp ở nước ta là hệ thống chuồng mở. Đây là kiểu chuồng không xây bịt kín xung quanh chuồng, thường được thiết kế gồm chuồng, sân chơi và ao bơi.
Tuỳ thuộc vào quy mô, điều kiện tài chính mà người
chăn nuôi có thể lựa chọn đầu tư xây dựng hệ thống
chuồng trại kiên cố hay đơn giản sao cho phù hợp với vịt nuôi ở các giai đoạn khác nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Chuồng úm
vịt con phải đảm bảo không có gió lùa mạnh trực tiếp vào
vịt con, nhất là trong tuần tuổi đầu tiên, vì nếu không
vịt con sẽ bị mất nhiệt, còi cọc hoặc tỷ lệ chết cao.
- Quy cách làm chuồng:
+ Kiểu chuồng xây dựng theo kiểu chuồng mở. Xây dựng chuồng kiên cố bằng khung bê tông cốt thép, tường xây gạch hoặc có thể sử dụng các vật liệu địa phương như tre, gỗ, mái lá để làm chuồng.
+ Kích thước chuồng úm không nên quá rộng vì khó đảm bảo nhiệt độ khi úm vịt. Chuồng có chiều rộng6m, chiều dài 12m có thể úm cho 1500 đến 2000 vịt trong 2 tuần đầu.
+ Tường xây cao 1m bằng gạch, bên trên sử dụng khung lưới B40 để tạo độ thông thoáng. Phần khung lưới B40 được sử dụng bạt để che chắn vào ban đêm, ban ngày mở ra để tạo sự thông thoáng giúp nền chuồng khô ráo. Với chuồng đầu tư đơn giản có thể sử dụng cót ép, phên tre để che chắn thay cho tường gạch. Kiểu chuồng đơn giản này có độ thông thoáng hơn, nhưng chú ý khi úm vịt cần sử dụng bạt che chắn để có thể đảm bảo nhiệt độ úm.
+ Mái được lợp bằng tôn hay ngói xi măng với độ dốc 30%, nếu lợp bằng các loại vật liệu như lá dừa nước hoặc rơm thì cần có độ dốc lớn hơn để nước mưa có thể thoát tốt tránh dột. Với các chuồng được lợp bằng mái tôn thì khoảng cách từ nền chuồng đến nóc tối thiểu là 3,5m.
+ Nền chuồng tốt nhất là bê tông hay lát gạch để có thể dễ dàng
vệ sinh tẩy uế sau mỗi đợt nuôi. Khi úm vịt nền chuồng phải lót rơm, trấu khô để giữ ấm cho vịt. Không được để nước làm ướt chỗ
vịt con nằm, nhất là về đêm, vì như vậy
vịt con sẽ bị lạnh vì mất nhiệt. Nên sử dụng chế phẩm sinh học đặc biệt BALASA No1 để khử mùi hôi và làm ấm nền chuồng nuôi.
+ Có thể đầu tư lồng để úm vịt nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Ưu điểm của úm lồng là tránh được chó, mèo, chuột ăn, dễ giữ nhiệt độ, phân vịt và nước uống sẽ rơi xuống nền chuồng nên lồng được sạch sẽ.
Lồng úm vịt con có kích thước 2 x 1 x 0,5m, úm được khoảng 150 con trong tuần tuổi đầu tiên và 100 con trong tuần tuổi thứ 2. Lồng được làm bằng khung gỗ, tre, xung quanh có thể làm bằng thanh gỗ, tre hoặc lưới sắt có mắt lưới 1 cm2 như trên. Vịt con được úm lồng trong vòng 7-10 ngày, sau đó nuôi hoàn toàn trên nền chuồng. Sau 3 ngày tuổi, ban ngày khi trời khô nắng có thể cho
vịt con xuống nền chuồng để vịt vận động. Buổi tối cho
vịt con lên lồng để giữ ấm và tránh chó, mèo và chuột ăn vịt.
+ Sân chơi có kích thước tối thiểu bằng kích thước chuồng nuôi, có thể đổ cát để nước thấm nhanh hoặc lát gạch tàu có độ dốc 1% để không đọng nước.
- Thường xuyên
vệ sinh tẩy uế
chuồng trại. Giữa các lứa nuôi phải để trống chuồng tối thiểu 7 ngày và cứ sau 3 đợt nuôi phải để trống chuồng ít nhất 2 tuần.
Đối với chuồng nuôi vịt hậu bị
+ Kiểu chuồng Xây dựng theo kiểu chuồng mở. Xây dựng chuồng kiên cố bằng khung bê tông cốt thép hoặc có thể sử dụng các vật liệu tự có như tre, gỗ, mái lá để làm chuồng.
+ Kích thước chuồng: Diện tích chuồng tuỳ thuộc quy mô nuôi, khi xây dựng chuồng cần chú ý không nên xây chuồng quá hẹp vì dễ bị mưa tạt. Chiều rộng chuồng nuôi thích hợp là 10 – 12m. Chiều dài tuỳ thuộc vào số lượng vịt nuôi, nhưng phải đảm bảo mật độ thích hợp là tối đa 3,5- 4 con/m2
+ Tường xây 3 mặt phía trước cao 1m bằng gạch, bên trên sử dụng khung lưới B40 để tạo độ thông thoáng, phần mặt phía ngoài sân không xây để vịt tự do đi lại.
Với chuồng đầu tư đơn giản có thể sử dụng cót ép, phên tre để che chắn thay cho tường gạch.
+ Mái được lợp bằng tôn hay ngói xi măng với độ dốc 30% nếu lợp bằng các loại vật liệu như lá dừa nước hoặc rơm thì cần có độ dốc lớn hơn để nước mưa có thể thoát tốt tránh dột. Với các chuồng được lợp bằng mái tôn thì khoảng cách từ nền chuồng đến nóc tối thiểu là 3,8m.
+ Nền chuồng bằng xi măng , lát gạch, nhưng tốt nhất là sử dụng cát với độ dày 15cm trở lên. Vì phân vịt nước nhiều nên khi sử dụng nền cát có ưu điểm là hút nước tốt làm nền khô.
+ Sân chơi có kích thước sân tối thiểu bằng kích thước chuồng nuôi, có thể đổ cát để nước thấm nhanh hoặc lát gạch tàu có độ dốc 1% để không đọng nước. Nếu sân chơi nền đất dạng sân vườn có cây xanh thì diện tích sân cần rộng vì lượng phân thải ra hàng ngày của vịt không thể xịt rửa như sân lót gạch.
+ Định kỳ phun khử trùng chuồng nuôi mỗi tuần một lần.
chuồng nuôi vịt hậu bị cần thoáng mát, khô ráo. Sân chơi rộng rất cần cho vịt hậu bị để vịt vận động.
Thậm chí hằng ngày, trước lúc cho ăn phải đuổi vịt chạy mấy vòng trong sân để thể trạng của
vịt giống được tốt.
+ Kiểu chuồng: Chuồng vịt đẻ cũng được xây dựng gần giống với chuồng nuôi vịt hậu bị, xây dựng theo kiểu chuồng mở.
+ Kích thước chuồng:
chuồng nuôi vịt đẻ có chiều rộng thích hợp 10-12m. Chiều dài tuỳ thuộc vào số lượng vịt nuôi, nhưng phải đảm bảo mật độ nuôi 2,5-3 con/m2 nền chuồng.
+ Tường xây 3 mặt phía trước cao 1,2m bằng gạch, bên trên sử dụng khung lưới B40 để tạo độ thông thoáng, phần mặt phía ngoài sân không xây để vịt tự do đi lại. Với chuồng đầu tư đơn giản có thể sử dụng cót ép, phên tre để che chắn thay vì tường gạch.
+ Mái được lợp bằng tôn hay ngói xi măng với độ dốc 30%, nếu lợp bằng các loại vật liệu như lá dừa nước hoặc rơm thì cần có độ dốc cao hơn để nước mưa có thể thoát tốt tránh dột. Với các chuồng được lợp bằng mái tôn thì khoảng cách từ nền chuồng đến nóc tối thiểu là 4m.
+ Nền chuồng bằng xi măng hay lát gạch, nhưng tốt nhất là sử dụng cát với độ dày 15cm trở lên. Bên trên nền được lót trấu hoặc rơm khô và được bổ sung thường xuyên. Nên sử dụng chế phẩm BALASA No1 để khử mùi hôi trong chuồng nuôi.
+ Sân chơi có kích thước sân tối thiểu bằng kích thước chuồng nuôi, có thể đổ cát để nước thấm nhanh hoặc lát gạch tàu có độ dốc 1% để không đọng nước. Sân có độ rộng tối thiểu bằng độ rộng của chuồng nuôi. Cuối sân nên có rãnh, bên trên có tấm đan để có thể thu phân về hố gas nhằm hạn chế lượng phân rửa xuống làm ô nhiễm nước ao bơi.
+ Ổ đẻ được xếp xung quanh vách chuồng, tốt nhất trong chuồng nuôi phân khu ổ đẻ riêng ban ngày ngăn không cho vịt vào để đảm bảo ổ đẻ sạch. Ổ đẻ được đóng bằng gỗ hay ván gỗ, chia thành từng ô nhỏ kích thước 40cm x 40cm x 40cm. Mỗi ô nhỏ như thế đủ cho 4-5 mái đẻ. Lót ổ đẻ bằng rơm, trấu hay cỏ khô, hằng ngày phải kiểm tra lót ổ đẻ, đảm bảo lót ổ đẻ không bị dơ, ướt, không bị mốc hoặc nhiễm khuẩn, chẳng hạn như khuẩn Salmonella từ trứng truyền qua
vịt con nở ra.
Theo định kỳ mỗi tuần phải phun
thuốc sát trùng, tẩy uế
chuồng trại và ổ đẻ để diệt nấm, khuẩn. Đối với vịt đẻ chỉ phun khử trùng vào buổi sáng để có thời gian khô chuồng và ổ đẻ vào buổi chiều đồng thời không gây xáo trộn đàn vịt ảnh hưởng đến quá trình hình thành trứng.
Mật độ nuôi vịt ở các giai đoạn tuổi: Mật độ vịt tính trên diện tích chuồng nuôi còn phụ thuộc vào diện tích sân chơi, ao bơi, căn cứ vào sân chơi và ao bơi có thể điều chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp. Dưới đây là mật độ nuôi được áp dụng cho hệ thống chuồng nuôi giai đoạn
vịt con 0-14 ngày tuổi nuôi tại chuồng úm có diện tích diện tích sân bằng diện tích nền chuồng, ao bơi được xây kích thước 3 x 4m với độ sâu30cm cho 200 vịt tắm trong 2 tuần lễ đầu. Từ giai đoạn tuần tuổi thứ 3 vịt được nuôi trong hệ thống chuồng có diện tích chuồng, sân chơi và ao bơi tương đương nhau.
- Từ 1 - 7 ngày tuổi: 25 con/m2 nền chuồng
- Từ 15 - 35 ngày tuổi: 10 con/m2
- Từ 8 - 14 ngày tuổi: 18 con/m2 nền chuồng
- Từ 36 - 56 ngày tuổi: 8-6 con/m2 nền chuồng
- Mật độ nuôi vịt hậu bị là 3,5- 4 con/m2 nền chuồng.
- Mật độ nuôi vịt đẻ: 2,5-3 con/m2 nền chuồng.
Liên Hệ Mua Giống:
Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà
- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam
- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn
Nguồn:
gionggaquy.com