Giới nuôi gà cựa thì đa số thích nuôi gà Điều, kế đó là gà Chuối.
Cái ý thích này thường đeo đuổi suốt đời người nuôi gà nòi, ít khi gián đoạn. Xét ra, đây cũng là chuyện bình thường vì tài nghệ của con gà không ở sắc lông mà là do ở đặc tính di truyền từ con gà mái mẹ mà chúng tôi đã trình bày ở bài trước. Mái mẹ càng nổi tiếng lì đòi, có những cú đá, cú đạp đáng đồng tiền bát gạo thì con nó mới dữ dằn được.
Khi lâm trận, con gà hơn nhau ở đòn thế, ở nước khuya … Gà nào xuất chiêu toàn là đòn độc, thế hiểm, chịu lì đòn, dù kiệt sức đến nơi vẫn không chịu chạy, thì đó là những con gà quý, ai cũng thích nuôi.
Thế nhưng, nuôi gà nòi thì người nào cũng nên tìm hiểu đến sự hạp hay kỵ của các sắc lông trên mình gà ra sao để cáp độ. Nhưng trước khi đề cập đến các vấn đề này thì thiết nghĩ nên tìm hiểu rõ về sắc lông của gà nòi ra sao trước đã.
Sắc lông gà đòn
Gà đòn có 5 sắc lông chính sau đây:
Đó là 5 sắc lông chính, ngoài ra gà đòn còn có màu lông ngũ sắc, gọi là gà Ngũ sắc, vì trên mình có 5 màu lông, đen, trắng, đỏ, xám trộn lẫn với nhau từa tựa như gà bông vậy.
Cũng xin được trình bày thêm là giống gà Ô còn có Ô Ướt (lông đen mượt có ánh sắc xanh trông rất bảnh trai). Cũng thường gặp gà Ô gián cánh (rìa một hoặc cả hai cánh có vài chiếc lông đại vũ màu trắng). Giống gà xám thì có Xám Son và Xám Khô. Xám Xon thì thân hình toàn lông xám, nhưng một ít lông cánh và lông mã thì màu đỏ thẫm. Còn Xám Khô là gà toàn thân màu xám khô khốc, loại này thường có lông mã lại (như lông gà mái).
Trong sáu màu lông (kể cả gà Ngũ Sắc) vừa kể, đa số dân nuôi gà nòi thích nhất là gà Ô (nhất là Ô Ướt), kết đó là gà Xám rồi đến gà Điều. Gà Nhạn và gà Ó ít người thích nuôi. Đa số Ô Ướt và Xám Khô đá rất hay.
Sắc lông và cựa
Gà cựa rất nghèo nàn về sắc lông, chỉ có hai màu chính sau đây:
Trong hai sắc lông trên, người ta chuộng nuôi gà Điều nhiều hơn, một phần vì đẹp, phần nữa là đá xuất sắc. Gà Chuối dù trông rất bắt mắt, lại ít có con gặp hên khi cáp độ. Người xưa cho rằng gà Chuối không ứng với Ngũ Hành.
Chọn lông ứng với Ngũ Hành
Kinh nghiệm của ông bà ta cho rằng, sắc lông gà ứng với Ngũ Hành. Về Mạng thì:
Nếu so sánh với Ngũ Hành tương khắc thì:
Điều này có nghĩa ôm con nòi Ô ra trường nên tránh cáp với gà Ó. Hoặc đem gà Xám ra trường nên tránh cáp độ với gà Nhạn.
Dĩ nhiên khi cáp một độ gà, không phải chỉ căn cứ vào sắc lông không thôi, mà còn cân phân đến phần vóc dáng, thần sắc, vảy cựa, bắp đuôi … của gà đối thủ hơn kém gà mình ra sao mới đi đến quyết định sau cùng là nên cáp độ hay thôi.
Khi cáp một độ gà ta phải cố nắm phần thắng về phía mình, do đó cần phải xét đoán kỹ. Trường hợp này đúng là biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Đáng trách cho những người gặp gà nào cũng cho đá, bất chấp đối thủ hơn kém ra sao, đôi khi vô tình tự giết con gà nòi quý giá của mình mà không hay biết.
Cũng như các loài chim thú khác, gà trống bao giờ cũng có bộ lông sặc sỡ hơn gà mái. Lông gà trống thì tươi tắn, có ánh sắc, còn bộ lông gà mái thường tối tăm. Màu lông gà mái cũng đủ dạng: đen, xám, trắng, ó và điều nhưng phần nhiều mái nòi là gà Ô và gà Xám.
Trống nòi có 3 dạng lông:
Lông mã lại: Toàn thân gà trống chỉ khoác một bộ lông như lông gà mái. Nghĩa là không có lông mã. Gà có bộ lông này trông gọn gàng, mạnh dạn và thường đá hay nên ai cũng thích nuôi.
Lông mã: Đa số gà trống nòi đều có lông mã, có nơi gọi là lông kim hay Mã kim. Đây là những sợi lông nhỏ vừa dài buông thòng từ lưng xuống đến lưng chừng đùi, có lông mã dài đến tận gối. Lông mã chỉ làm đẹp cho con gà chứ không ảnh hưởng đến tài nghệ của nó.
Lông voi: Loại lông này hiếm thấy, ngàn con mới có một, nhưng quý nhất là ở gà mái. Lông voi y như sợi tóc nhưng to bằng sợi kẽm nhỏ. Một con gà thường có đến vài ba lông voi mọc gần nhau hay cách xa nhau. Có con lông này mọc ở gần đuôi, có con lông mọc ở cánh. Lông voi ít mọc thẳng mà quăn queo, hoặc xoắn lại như một cái lò xo đã giãn. Đặc biệt nếu kéo căng ra thì sợi lông sẽ giãn thẳng, nhưng khi buông tay thì nó xoắn lại theo dạng cũ.
Nhiều người cho gà có lông voi là loại gà linh (Linh Kê), nhưng một số người đánh giá nó là loài gà dữ.
Thế nhưng, nuôi gà nòi không phải chỉ nhìn bộ lông cho đẹp. Với gà đòn, do phải vô nghệ cho da thịt săn chắc nên lông ở đầu, ở cổ, đùi, bụng sau đều được cắt trụi lông. Chỉ có đôi cánh, đuôi, một phần lông ức và trên lưng là chừa lông lại mà thôi. Phải chờ cho gà thật cứng lông, tức lông đã già rồi mới dùng kéo cắt sát gốc từng chiếc một. Với gà cựa, bộ lông phải được giữ nguyên vẹn, và gà nào càng dày lông mới tốt.
Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Thu Hà
- Địa Chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP. Phủ Lý , Hà Nam
- Gọi qua số Hotline: 0983882813 để được tư vấn
Nguồn: gionggaquy.com